Sài Gòn những 'cơn sốt' xoài lắc, mỳ cay, bún đậu: Sớm nở, chóng tàn

11/06/2016 14:14 GMT+7

Những món ăn từng "làm mưa làm gió" một thời như: bún đậu mắm tôm, xoài lắc, mỳ cay… đã nhanh chóng đi vào quá vãng để nhường chỗ cho món khác “hot” hơn.

Bún đậu – từ món đường phố lên nhà hàng
Từng có một thời (cách đây vài năm) người người đi ăn bún đậu nhưng đến nay “làn sóng” đó đã hạ nhiệt, còn lại mỗi quán của người mẫu Trang Trần được xem là ổn định nhất.
Thời gian đầu, bún đậu từ một món ăn bình dân của người Bắc đã chễm chệ có mặt ở những nhà hàng lớn. Khi là món chính khi là món phụ nhưng người hưởng ứng vẫn đông. Có nơi còn đưa hẳn lò làm đậu chiên ra mặt tiền nhà hàng để thực khách "mục sở thị" cách làm khuôn đậu thủ công, ngửi hương đậu chiên ngào ngạt, nếm miếng đậu vừa gắp ra nóng hổi…
Rồi chẳng bao lâu sau, lượng người thưởng thức thu hẹp dần, bún đậu giờ chỉ lác đác trên thực đơn.
Suất bún đậu mắm tôm này có giá 35.000 đồng/người ăn
Xoài lắc – chỉ bán cầm chừng
Nếu như hai tháng trước, con hẻm 184 Đặng Văn Ngữ (phường 14, quận Phú Nhuận) - nơi khởi thủy của món xoài lắc ở Sài Gòn chật kín người mua, thì nay số lượng đã giảm.

Chú Hùng (60 tuổi) là cha của anh Tạ Ngọc Sơn Hải (Hải “râu”), hay được mọi người quen gọi với các tên “cha đẻ” xoài lắc.
Ngoài điểm xoài lắc Đặng Văn Ngữ, gia đình có mở thêm hai địa điểm mới nữa ở Sư Vạn Hạnh (quận 3) và Tôn Thất Thiệp (quận 1). Tuy vậy, số lượng xoài bán ra mỗi ngày cũng chỉ tương tương với thời điểm lúc trước, thậm chí thời gian bán phải kéo dài hơn nhiều so với trước đây.

“Thời gian trước hai cha con chỉ bán khoảng 1 tiếng đồng hồ là hết 100 ký xoài. Còn bây giờ bán từ sáng đến trưa, hai điểm mới được trăm ký”, chú Hùng nói.
“Đến thời điểm này còn duy trì như vậy là mừng lắm rồi, chứ ở những chỗ kia, người ta đã bỏ làm thứ khác vì không có khách”.
Xoài lắc Đặng Văn Ngữ nay không còn đông khách như hai tháng trước
Mỳ cay – không còn độc quyền
Giống như cơn sốt xoài lắc, chỉ trong một thời gian ngắn, mỳ cay nở rộ hầu khắp Sài Gòn. Trên các con đường như Phạm Văn Đồng (Gò Vấp), đường 3/2 (quận 3), đường D2 (Bình Thạnh)… nhiều quán mỳ cay với phong cách mỳ cay Hàn Quốc 7 cấp độ đồng loạt khai trương.
Những bảng hiệu mang tên Naga

Ghi nhận trên đường Phạm Văn Đồng, chỉ cần đi khoảng 200m, đã bắt gặp không dưới 10 quán lớn, nhỏ treo biển mỳ cay.
Anh Băng (26 tuổi), nhân viên quán mỳ cay Naga cho biết: “Quán này mở khoảng vài tháng rồi, trước kia quán kinh doanh cà phê, ế quá nên chuyển sang mỳ cay”.
Sau khoảng vài tháng, một số quán mỳ cay trên đường D2, Q. Bình Thạnh đã chuyển sang kinh doanh thứ khác
Đó là tình trạng chung của các quán mỳ cay ở nhiều nơi trong thành phố. Họ vừa bán cà phê, cơm, mỳ cay cùng lúc.
Đến thời điểm bây giờ, quán mỳ cay Naga vẫn đông khách. Còn các quán khác, đặc biệt là những quán “chạy” theo thương hiệu Naga đều rơi vào tình trạng ế ẩm.
Đến lượt khoai lắc xí muội "sốt"
Hội chứng “lắc” được ghi nhận khắp đường phố Sài Gòn, từ xoài lắc, khoai tây lắc, nay người ta có thêm nhiều lựa chọn mới như khoai lang, khoai tây lắc xí muội, lắc phô mai...
Xe đẩy cơ động chuyên bán khoai lang lắc ở cổng Trường đại học Hutech TPHCM
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.