Trong Từ điển địa danh học, PGS.TS Lê Trung Hoa cho biết, Tân Sơn Nhất là sân bay quốc tế được xây dựng cuối thập niên 1920, nằm trên địa phận quận Tân Bình, là cụm cảng hàng không có lưu lượng khách đi và đến lớn nhất nước hiện nay. Tên sân bay vốn là tên làng được thành lập từ năm 1749.
Về làng Tân Sơn Nhất, năm 1836 là thôn của tổng Dương Hòa Thượng, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Năm 1880, thuộc hạt Sài Gòn. Năm 1910, thuộc tỉnh Gia Định, nay thuộc Q.Tân Bình, TP.HCM.
Lịch sử hình thành sân bay Tân Sơn Nhất
Theo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay Tân Sơn Nhất do chế độ cũ để lại từ năm 1975, chia thành hai khu vực quân sự và dân sự rõ rệt, có nhà ga dân dụng quy mô so với bấy giờ là khá lớn, công suất khoảng 1,5 triệu lượt khách/năm, với đầy đủ trang thiết bị, cơ sở kỹ thuật mặt đất, cơ sở thương mại và dịch vụ hành khách tương đối đủ, do lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam vào tiếp quản sớm nên hầu hết các cơ sở này vẫn còn nguyên.
tin liên quan
Chuyện vali bị hỏng ở sân bay Tân Sơn Nhất: ‘Ông cựu đại sứ còn bị, huống gì…’Ngày 1.5.1975, chiếc trực thăng Mi6 do phi công Lê Đình Ký thuộc Trung đoàn không quân 916 lái, hạ cánh xuống Sân bay Tân Sơn Nhất trở thành chiếc máy bay đầu tiên sơn phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam hạ cánh xuống sân bay này. Ngày 3 tháng 5 năm 1975, chiếc máy bay vận tải IL14 của Lữ đoàn 919 chở đoàn cán bộ và phương tiện kỹ thuật hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất nhằm tăng cường công tác đảm bảo kỹ thuật phục vụ các chuyến bay thường lệ đi, đến Tân Sơn Nhất.
Ngày 15.5.1975, chiếc máy bay IL18 của Lữ đoàn 919 vinh dự đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước vào Sài Gòn dự lễ mừng chiến thắng.
|
Năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 15 - 18.12 đánh dấu cột mốc lớn cho sự thay đổi toàn diện của đất nước ta. Nền kinh tế bao cấp được xóa bỏ, cơ chế quản lý kinh tế và cách thức công nghiệp hóa được đổi mới toàn diện. Ngành giao thông vận tải nói chung và ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói riêng cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ, nhanh chóng nắm bắt những cơ hội của nền kinh tế thị trường, tạo ra những bước phát triển đột phá, năng động trong hội nhập kinh tế quốc tế và vươn tới các châu lục.
tin liên quan
Sân bay Tân Sơn Nhất: Chuyện 3 vali bị hỏng, vỡ của cựu Đại sứ Việt Nam và lời giải thíchSản lượng hành khách, sản lượng cất hạ cánh và vận chuyển hàng hóa liên tục tăng nhanh qua các năm, đưa Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trở thành cảng hàng không lớn nhất cả nước, trở thành một nhân tố quan trọng thu hút đầu tư, du lịch và các hoạt động thương mại, văn hoá giữa Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng với thế giới.
Quy hoạch sân bay
Ngày 7.9.2015, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải lúc bấy giờ là ông Đinh La Thăng đã ký Quyết định số 3193/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
|
Quy hoạch khu bay: Sử dụng 2 đường cất hạ cánh hiện hữu có khả năng tiếp nhận các loại tàu bay code E; sử dụng các đường lăn hiện hữu có khả năng tiếp nhận các loại tàu bay code E; hệ thống sân đỗ tàu bay gồm 82 vị trí đỗ tàu bay, trong đó 54 vị trị đỗ của hàng không dân dụng và 28 vị trị đỗ của hàng không lưỡng dụng; khai thác các loại máy bay: B747, B777/787, A350, A321 và tương đương.
Quy hoạch khu hàng không dân dụng: Cải tạo, mở rộng các nhà ga hành khách đạt công suất 28 triệu hành khách/năm; đầu tư nâng cấp nhà ga hàng hóa theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu khai thác, công suất đến năm 2030 đạt 1 triệu tấn/năm.
Bình luận (0)