Từ tháng 4 đến hết tháng 6 hằng năm là mùa dắt (có nơi gọi là vim vỉm) biển ở khu vực ven biển H.Hoằng Hóa (Thanh Hóa).
Người dân dùng chiếc vợt rất đơn giản nạo dắt nhưng kiếm nửa triệu mỗi ngày |
Minh Hải |
Ngày trước, người dân ven biển chỉ nạo (dùng vợt nạo dắt ở dưới cát) dắt về để luộc lấy nước, đãi lấy ruột nấu canh rau, hoặc canh chua, nhưng 2 năm trở lại đây, người dân nhiều nơi đổ về lấy dắt bán cho các thương lái thu mua rồi bán làm thức ăn cho cua, tôm.
Những ngày này, không chỉ người dân ở H.Hoằng Hóa, mà còn ở tận TP.Sầm Sơn cũng đổ về nạo dắt. Lấy dắt phụ thuộc vào thủy triều từng ngày lên xuống khác nhau để lựa chọn bãi (khu vực có dắt hay còn gọi là cồn dắt) lấy cho phù hợp.
Dưới đây là hình ảnh PV Thanh Niên ghi lại cảnh người dân săn dắt:
Bà Ngô Thị Thà (55 tuổi, ngụ P.Quảng Cư, TP.Sầm Sơn, Thanh Hóa) cùng gần 20 người đều ở P.Quảng Cư 2 tháng qua ngày nào cũng vượt hơn 10 km (đi đò qua cửa lạch Hới) để tới nạo dắt ở bãi biển thuộc địa phận xã Hoằng Trường (H.Hoằng Hóa). |
Minh Hải |
Bà Ngô Thị Thà cho hay: “Có những ngày đi nạo dắt từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau mới về, có hôm lại đi từ 3 giờ - 8 giờ thì về. Giờ đi và về không cố định vì do thủy triều lên xuống mỗi ngày khác nhau. Thường thì bãi dắt xuất hiện khi thủy triều xuống. Lấy dắt tuy không khó, nhưng vất vả vì phải dùng sức nhiều để nạo dắt nằm ở dưới cát, rồi đãi cát. Vất vả nhưng không phải đầu tư dụng cụ hay đồ nghề gì đáng tiền, lại chỉ tranh thủ khoảng từ 3 - 5 giờ đồng hồ là có thu nhập từ 500 - 600 ngàn đồng/ngày". |
Minh Hải |
Dụng cụ lấy dắt chỉ duy nhất là chiếc vợt. Cán vợt làm bằng gỗ, hoặc tre, miệng vợt làm bằng tấm nhôm hoặc sắt mỏng rộng từ 3 - 4 cm uốn tròn. |
Minh Hải |
Túi của vợt làm bằng lưới xiết mắt nhỏ, vừa đủ không để cho dắt lọt ra ngoài, nhưng vẫn đảm bảo đãi được cát ra ngoài. Túi vợt thường dài từ 2 - 3 m. |
Minh Hải |
Ông Lê Xuân Hồng (hơn 60 tuổi, ngụ xã Hoằng Trường, H.Hoằng Hóa), cho hay: “Nhà gần biển nên tôi thường từ 5 - 7 giờ ra biển lấy dắt. Hôm nay lấy được hơn 50 kg, cũng kiếm được hơn 150 ngàn đồng. Dắt thì tự nhiên rồi, cứ thế ra lấy về ăn, nhiều thì bán thôi. |
Minh Hải |
Việc lấy dắt được ít hay nhiều phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe của mỗi người. Người trẻ, khỏe hơn thì lấy nhanh và được nhiều hơn. |
Minh Hải |
Ông Lê Văn Lục (60 tuổi, ngụ thôn 6, xã Hoằng Trường, H.Hoằng), cho hay: Muốn lấy dắt đúng cồn (khu vực có dắt) thì phải có kinh nghiệm, đon chừng được thủy triều lên, xuống. Nhiều hôm đi muộn là phải nạo ở khu vực nước sâu, vất vả hơn nhiều so với lấy ở khu vực sóng ngả. Còn tuổi cao như tui (tôi), khi lấy phải lựa vào luồng nước chảy, lựa con sóng, thuận theo chiều nước để cho đỡ mệt. Mỗi buổi sáng ra biển vừa tắm, vừa lấy dắt vui vui vậy, có hôm cũng kiếm được 100 - 200 ngàn đồng”, ông Lục nói. |
Minh Hải |
Trước đây, dắt lấy về, ngoài nấu thành các món canh rau, canh chua, cháo dắt thì nay dắt được bán buôn cho các thương lái thu mua với số lượng lớn. |
Minh Hải |
Một thương lái chuyên thu mua dắt cho biết, mỗi ngày thu mua từ 5 - 10 tấn dắt. Dắt sau thu mua đóng thành thùng trên các xe lạnh chở vào bán cho người dân các tỉnh miền nam làm thức ăn cho cua, tôm. |
Minh Hải |
Giá dắt hiện tại thu mua ở bãi biển khu vực H.Hoằng Hóa dao động từ 3.300 - 3.500 đồng/1 kg. |
Minh Hải |
Bình luận (0)