Điểm khác biệt là cấu trúc polyp nhỏ của nó và sự thiếu vắng loài tảo cộng sinh zooxanthellae. Loài san hô này nằm rải rác trong khu vực tam giác san hô nổi tiếng, nơi các nhà nghiên cứu của Naturalis thường xuyên thăm dò để khám phá sự đa dạng sinh học.
Thông thường, các rạn san hô trong vùng biển nhiệt đới nông cần phải có tảo cộng sinh cho sự sống còn và phát triển của chúng. Tảo zooxanthellae quang hợp để có hydratcarbon và ô xy, san hô sử dụng các chất này tổng hợp thành calcicarbonat làm thành nền tảng xương của nó. Trong thời gian nhiệt độ nước biển cao, các rạn san hô bị mất lớp tảo cộng sinh và xảy ra bệnh “tẩy trắng”.
Theo ScienceDaily, loài san hô mới có tên khoa học Leptoseris troglodyta, được tìm thấy ở độ sâu 35 m, chúng có bộ khung xương rất đặc trưng dù không cần đến tảo zooxanthellae. Trong tiếng Hy Lạp, Troglodyta có nghĩa là người sống trong cái hố hoặc trong hang động. Loại san hô mới do không cần tảo cộng sinh nên phát triển chậm trên trần hang động, ở không gian không lớn.
Song Mai
Bình luận (0)