Nói đó là “sân sau của quan chức” thì người ta hiểu ngay vấn đề, dù không dễ tìm ra người ta tham nhũng ở “sân sau” như thế nào.
Đã có “một bộ phận không nhỏ” quan chức từ cấp huyện trở lên có “sân sau”. Cái có này nhiều khi rất nhẹ nhàng, nhiều khi như không cố ý. Vì khi anh đã có chức quyền, thì tự nhiên cái “sân sau” nó tìm đến với anh. Nó ngoan ngoãn và dễ bảo đến không chịu nổi. Nó tình nguyện phục vụ anh vô điều kiện. Chỉ cần, anh công nhận nó là “sân sau”. Thế là đủ.
Làm “sân sau” cho quan chức có lợi gì?
Trước hết, là có lợi cho việc thực hiện các dự án. Nhiều khi, có “sân sau” rồi, người ta mới nghĩ ra các dự án. Vì đã có “phương án thực hiện” từ trước khi có dự án.
tin liên quan
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: 'Phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống tham nhũng'Câu chuyện “sân sau” tuy không ồn ào, nhưng ai cũng biết. Có điều, biết vậy thôi, cùng lắm, cũng chỉ là những tin đồn. Vì “sân sau” không phải là “sân trước”, không phải ai cũng tò mò nhòm ngó vào được. Những che chắn ở đây là rất kỹ, và cách “xóa dấu vết” cũng rất chuyên nghiệp. Chuyện này, đến một quan chức cấp xã cũng có thể biết.
Nhất là khi “sân sau” bây giờ không chỉ là “sân sau nội địa”, mà còn là “sân sau quốc tế”. Thậm chí không còn là chuyện chỉ định thầu để dễ tìm thấy ngay vi phạm, mà “sân sau” còn sẵn sàng tham gia đấu thầu một cách minh bạch, và luôn luôn... trúng thầu!
Trong tương lai gần, nếu không có những cơ chế kiểm soát được việc hình thành và thực hiện các dự án, từ dự án nhỏ tới dự án lớn, những cơ chế kiểm soát được đưa vào luật, thì chuyện “sân sau” vẫn sẽ tiếp diễn một cách bình yên.
Bình luận (0)