(TNO) Tàu du hành Rosetta của châu u đã bắt được hình ảnh đầu tiên của sao chổi mục tiêu, kể từ khi nó được đánh thức khỏi giấc "ngủ đông" vào ngày 20.1.2014.
|
Phi thuyền của Cơ quan Không gian châu u (ESA) đã chụp hai hình ảnh đầu tiên của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, và truyền về Trái đất.
Đây là công tác chuẩn bị cho sứ mệnh kế tiếp của Rosetta, và phi thuyền cần trải qua giai đoạn “làm nóng” trước khi nghiên cứu 67P/Churyumov-Gerasimenko sau thời gian dài ngưng hoạt động.
OSIRIS tổng cộng có 2 camera chuyên dụng để chụp ảnh sao chổi, gồm camera góc rộng và góc hẹp, và là một trong số 11 thiết bị khoa học trên tàu Rosetta.
Rosetta đang đi xuyên hệ mặt trời theo sứ mệnh kéo dài 10 năm, và nó sẽ đến đích vào tháng 8 năm nay.
Theo Space.com, phi thuyền đang ở cách mục tiêu khoảng 5 triệu km, và hình ảnh mất 37 phút mới truyền tới trạm mặt đất.
Một loạt các điều chỉnh sẽ được thực hiện vào đầu tháng 5 để giảm dần vận tốc tương đối của Rosetta so với sao chổi, giúp nó tiếp cận mục tiêu vào tuần đầu tiên của tháng 8.
Hạo Nhiên
>> Phát hiện sao chổi nằm sâu trong hệ mặt trời
>> Sao chổi gần sao Hỏa vào tầm ngắm
>> Những sao chổi thế kỷ
>> Lý giải điềm báo diệt vong của sao chổi
Bình luận (0)