Sao Kim thường được gọi là chị em song sinh "độc ác" của trái đất, vì hành tinh này có kích thước gần như tương đồng nhưng mang những đặc điểm chết chóc.
Sao Kim khét tiếng với khí quyển giàu hợp chất carbon dioxide (CO2) độc hại, với nhiệt độ bề mặt lên đến 470 độ C.
Trong quá khứ, sao Kim có lẽ chứa một lượng CO2 đáng kể nhất trên bề mặt. Tuy nhiên, hành tinh thứ hai tính từ mặt trời đang trải qua sự thay đổi dữ dội trong những giai đoạn sau này.
Và dữ liệu do tàu vũ trụ BepiColombo truyền về trên đường đến sao Thủy phát hiện thượng tầng khí quyển của sao Kim đang bị rò rỉ nhiều loại khí, trong đó có carbon và oxygen.
Sứ mệnh BepiColombo của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) phối hợp Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) để thám hiểm sao Thủy. Con tàu đã có dịp quan sát sao Kim trong vòng 90 phút khi bay ngang hành tinh.
"Đây là lần đầu chúng ta quan sát được các hạt ion điện tích dương của carbon đang "tháo chạy" khỏi khí quyển sao Kim", theo tác giả Lina Hadid, nhà nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma (Pháp).
Đội ngũ của bà Hadid cho rằng phát hiện mới nhất có thể trợ giúp các nhà nghiên cứu trong nỗ lực tìm hiểu tại sao hành tinh chị em của trái đất phải trải qua quá trình tiến hóa đầy bi kịch và mất toàn bộ nước của hành tinh, theo báo cáo trên chuyên san Nature Astronomy.
NASA công bố 2 sứ mệnh đến sao Kim
Những sứ mệnh tương lai như Envision của ESA và tàu quỹ đạo VERITAS của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho phép các nhà nghiên cứu thu thập thêm dữ liệu chi tiết về môi trường trên sao Kim, bao gồm khí quyển.
Bình luận (0)