Sập cầu Ghềnh và thót tim trên chuyến tàu 'hành Phương Nam'

21/03/2016 10:00 GMT+7

Tiếng loa trên tàu thông báo về sự cố sập cầu Ghềnh (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) vừa dứt, không khí nặng trĩu lo âu bắt đầu bao trùm xuống toa số 2, tàu SNT5 với gần 100 hành khách.

Tiếng loa trên tàu thông báo về sự cố sập cầu Ghềnh (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) vừa dứt, không khí nặng trĩu lo âu bắt đầu bao trùm xuống toa số 2, tàu SNT5 với gần 100 hành khách.

Hành khách tàu SNT lên xe trung chuyển về Ga Sài Gòn - Ảnh: Vũ PhượngHành khách tàu SNT lên xe trung chuyển về Ga Sài Gòn - Ảnh: Vũ Phượng
PV Thanh Niên có mặt trên tàu SNT5 khởi hành từ Ga Nha Trang lúc 11 giờ ngày 20.3, dự định đến Ga Sài Gòn lúc 19 giờ 15 cùng ngày.
Hơn 30 phút sau khi đoàn tàu lăn bánh, nhiều người đang lướt mạng bỗng “đứng hình” vì dòng thông tin về “sập cầu Ghềnh” phủ đầy trang chủ của các báo.
Hoang mang, lo lắng vì không biết tàu sẽ thả khách ở đâu, sẽ đi bằng phương tiện gì để về thành phố, có kịp giờ cho cuộc hẹn buổi tối,… những câu chuyện liên quan đến cầu Ghềnh đã rộ lên.
Ai cũng hồi hộp vì tàu thì vẫn đang chạy, nhưng thông tin chỉ biết có thế. Hành khách mỗi lần nghe thêm tiếng loa thông báo là một lần thót tim, vì mơ hồ không biết chuyến hành trình trước mặt liệu có phải đối đầu với thảm họa gì!
Đến hơn 15 giờ (20.3), ông Trần Xuân Khải, Trưởng tàu SNT5 thông báo trên hệ thống loa về sự cố sập cầu Ghềnh. Ông Khải cho biết tất cả hành khách mua vé đi TP.HCM sẽ về đến Ga Biên Hòa là ga cuối cùng, sau đó sẽ được chuyển tải bằng ô tô để về Ga Sài Gòn.
Sập cầu Ghềnh và chuyến tác nghiệp bất ngờ 2Hành khách hồi hộp chờ thông báo - Ảnh: Vũ Phượng
Xôn xao, nháo nhác bàn tán trong sự lo âu tràn ngập. Chậm trễ trong chuyến hành trình là điều chắc chắn xảy ra. Nhiều người bắt đầu điện thoại cho người thân để kể về sự cố “bất đắc dĩ” này. 
Ai cũng hồi hộp vì tàu thì vẫn đang chạy, nhưng thông tin chỉ biết có thế. Hành khách mỗi lần nghe thêm tiếng loa thông báo là một lần thót tim, vì mơ hồ không biết chuyến hành trình trước mặt liệu có phải đối đầu với thảm họa gì!

Ông Nguyễn Văn Khang (68 tuổi) lên tàu từ Ga Nha Trang ôm khư khư giỏ đồ trước ngực ngơ ngác nhìn xung quanh, rồi quay sang hỏi cô gái ngồi cạnh bên: “Biên Hòa cách Sài Gòn xa không hả con? Chú đi khám bệnh có con gái ở Nha Trang đưa lên tàu rồi dặn tới Sài Gòn có anh con trai đón. Rồi xe chuyển tải gì đó có chở mình vào tận Ga Sài Gòn như mình đi tàu xuống không hay ở cổng? Lần đầu tiên đi Sài Gòn khám bệnh mà vậy lạc con biết làm sao đây?”.
Cô gái chưa kịp trả lời thì ông Khang đã ôm giỏ đồ đến phòng tiếp viên đầu toa để tìm hỏi.
Phía trước, một người đàn ông tầm ngoài 30 tuổi ngao ngán nói với người bạn đồng hành: “Họp với đối tác mà đến trễ cũng kỳ lắm. Tôi mới điện thoại báo họ cũng có vẻ thông cảm nhưng vẫn thấy sao sao đó".
Hai cậu sinh viên ngồi gần đó cũng to nhỏ cùng nhau: “Lần đầu tiên biết đi tàu mà có xe chuyển tải, ngộ quá ha”. Nói rồi cả hai phá lên cười.
Ga Biên Hòa tạm trở thành ga cuối cho các chuyến tàu chạy vào Sài Gòn - Ảnh: Vũ Phượng
Trong khi nét lo âu hiện rõ lên khuôn mặt từng người kèm những cuộc điện thoại thì đôi vợ chồng người nước ngoài ngồi ngay đầu toa vẫn thản nhiên đọc sách mà không hiểu tại sao mọi người lại xôn xao bàn tán.
Khoảng 18 giờ 50 (20.3), đoàn tàu đến Ga Biên Hòa, khi hành khách đầu tiên trên tàu SNT5 vừa đặt chân xuống sân ga, tiếng loa thông báo vang lên: “Hành khách có vé đi Ga Sài Gòn vui lòng di chuyển thẳng theo hướng cửa ga đi ra xe chuyển tải…”.
Mặc dù đến Ga Biên Hòa trễ hơn 30 phút so với dự kiến nhưng mọi người đều trật tự và lặng lẽ di chuyển thật nhanh ra xe. Sự phiền muộn hiện rõ trên từng khuôn mặt.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.