Sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo do địa chất yếu

16/12/2014 15:00 GMT+7

(TNO) Chiều 16.12, nhận định ban đầu về nguyên nhân sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo, ông Huỳnh Ngọc Cảnh, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng, cho biết nhiều khả năng do địa chất yếu.

(TNO) Chiều 16.12, nhận định ban đầu về nguyên nhân sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, ông Huỳnh Ngọc Cảnh, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng, cho biết nhiều khả năng do địa chất yếu.

 Tương tự, ông Nguyễn Duy Hải, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cũng cho biết sự cố về địa chất gây sập hầm khiến 12 công nhân bị mắc kẹt.
Trước đó, ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã trực tiếp vào hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn. Theo ông Việt, lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xảy ra sự cố sập hầm thủy điện nên việc cứu hộ còn thiếu kinh nghiệm. Hiện UBND tỉnh Lâm Đông đang họp bàn với các ban ngành chức năng để đưa ra phương án giải cứu 12 công nhân đang kẹt lại trong hầm.
Thuật lại vụ tai nạn sáng nay, ông Phạm Đình Hiếu, chỉ huy công trình nói, vào thời điểm xảy ra tai nạn, 32 công nhân đang đổ bê tông vòm. Khi hầm sập, 20 người đã nhanh chóng chạy ra ngoài tuy nhiên, 12 công nhân khác đã không kịp thoát.
Công trình thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo khởi công xây dựng vào năm 2003 do Công ty CP đầu tư và xây dựng Long Hội (Hà Nội) làm chủ đầu tư, trong đó thủy điện Đạ Dâng có công suất 14MW; nhà máy thủy điện Đạ Chomo có công suất 9MW. Đây là hệ thống thủy điện liên hoàn.
Từ Nhà máy thủy điện Đạ Dâng, đơn vị thi công đã xây dựng đường dây hiện hữu khoảng 6.650m về thôn Đạ Nghịt xã Lát, huyện Lạc Dương và tiếp tục xây dựng đường dây nối tiếp từ thôn Đạ Nghịt về trạm biến áp 110KV Suối Vàng với tổng chiều dài 9.262m. Đường dây này đi qua địa bàn thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương.
Theo ông Cảnh, công trình thủy điện này đã qua tay nhiều chủ đầu tư, chậm tiến độ rất nhiều lần và chưa biết chừng nào xong.
Tính đến 14 giờ 50 ngày 16.12, các đơn vị cứu hộ đang dùng máy khoan chuyên dụng khoan ngang từ vị trí sập để đặt ống dẫn khí đưa ô xy vào phía trong đường hầm với hy vọng duy trì dưỡng khí cho 12 công nhân đang mắc kẹt tuy nhiên công tác khoan này đang gặp khó khăn do gặp đá “mồ côi” (một dạng đá cuội, có kích thước lớn).
Lực lượng cứu hộ hiện đã áp dụng phương án khoan tới đâu đưa đường ống phi 50 vào đường hầm và hiện đã khoan được 12m. Lực lượng cứu hộ cũng đã huy động thêm một máy khoan chuyên dụng có công suất lớn hơn của Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng.
Cửa sau đường hầm thủy điện cách vi trí sát lở trong hầm  khoảng 200m
Đường hầm bị bịt cách cửa hầm 500m
Ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng trực tiếp vào hiện trường lúc 11 giờ 30 ngày 16.12 để chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn 12 công nhân mắc kẹt trong hầm
Đội cứu hộ đang nỗ lực giải cứu 12 công nhân
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.