Nhiều người dân đang tỏ ra lo lắng khi ngày mai 24.4 là hạn chót để cập nhật, bổ sung thông tin liên lạc, ảnh chân dung theo quy định của Nghị định 49, trong khi các điểm giao dịch và đăng ký trực tuyến đều đã quá tải. Vấn đề nhiều người dân quan tâm là sau ngày 24.4, các thuê bao chưa kịp bổ sung thông tin có bị cắt liên lạc?
Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin - Truyền thông), Nghị định 49 quy định rõ quy trình thông báo cho các thuê bao đến bổ sung thông tin, tạm dừng cung cấp dịch vụ (đối với các thuê bao không thực hiện).
Cụ thể, đối với thuê bao di động có thông tin thuê bao không đúng quy định, doanh nghiệp phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất 1 lần yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin thuê bao.
Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông 1 chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo, đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông 2 chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.
Tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông 2 chiều sau 15 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông 1 chiều, đồng thời thông báo thuê bao sẽ được thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.
|
Thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông 2 chiều nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện.
“Điều này không có nghĩa rằng sau mốc thời gian này, toàn bộ các thuê bao chưa cập nhật thông tin sẽ bị khóa 1 chiều, 2 chiều hay bị chấm dứt cung cấp dịch vụ”, Cục Viễn thông cho hay.
Theo đó, thuê bao sẽ chỉ bị khóa, chấm dứt cung cấp dịch vụ nếu chủ thuê bao cố tình không tuân thủ việc cập nhật, bổ sung thông tin thuê bao khi đã nhận được thông báo từ doanh nghiệp theo quy trình trên.
Trường hợp, thuê bao chưa nhận được thông báo từ doanh nghiệp thì trách nhiệm bảo đảm thông tin thuê bao đã đúng quy định thuộc về doanh nghiệp, và doanh nghiệp không có quyền khóa hay chấm dứt cung cấp dịch vụ của các thuê bao này.
Trường hợp, thuê bao chưa nhận được thông báo từ doanh nghiệp thì trách nhiệm bảo đảm thông tin thuê bao đã đúng quy định thuộc về doanh nghiệp, và doanh nghiệp không có quyền khóa hay chấm dứt cung cấp dịch vụ của các thuê bao này.
Nhà mạng chưa nghiêm túc, gây khó khăn cho người dân
Về phía nhà mạng, theo Cục Viễn thông, doanh nghiệp viễn thông đã có 12 tháng từ khi Nghị định 49 được ban hành (24.4.2017) để rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước đang sử dụng dịch vụ của mình có thông tin thuê bao chưa tuân thủ theo đúng quy định đến cập nhật, bổ sung thông tin.
Như vậy, ngày 24.4 là mốc doanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm toàn bộ các thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu tập trung của mình tuân thủ nghị định.
Sau thời điểm này, bất kỳ lúc nào cơ quan quản lý cũng có thể tiến hành thanh, kiểm tra và xử phạt doanh nghiệp nếu phát hiện có thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu không đúng quy định. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những sai phạm có thể phát sinh liên quan đến thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu của mình không tuân thủ đúng quy định.
Cũng theo Cục Viễn thông, thời gian qua, các doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc và cố gắng triển khai việc rà soát, cập nhật, hoàn thiện thông tin thuê bao theo quy định tại Nghị định 49, nên việc triển khai trong những ngày gần đây gây nhiều khó khăn cho người dân như quá tải, ùn tắc tại các điểm cung cấp dịch vụ.
Cục Viễn thông nhấn mạnh, trong những ngày sắp tới, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bố trí thiết bị, nhân lực, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân bổ sung, cập nhật thông tin thuê bao.
Cục Viễn thông nhấn mạnh, trong những ngày sắp tới, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bố trí thiết bị, nhân lực, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân bổ sung, cập nhật thông tin thuê bao.
Bình luận (0)