Theo TheVerge, các ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc đang ngày càng bị chính quyền Mỹ kiểm duyệt nội dung gắt gao, qua đó siết chặt các thảo luận nhạy cảm. Đó cũng là nhận định của ông Rubio trong bức thư kêu gọi Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ tiến hành đánh giá đầy đủ các rủi ro an ninh quốc gia tiềm tàng trong thương vụ TikTok mua lại Musical.ly, đây cũng được coi là một “nạn nhân” tiềm tàng nữa có nguy cơ bị đưa vào danh sách đen của Mỹ sau Huawei.
Tháng trước, tờ Guardian của Anh từng cảnh báo trong một bài điều tra độc lập, qua đó chỉ rõ cách thức mà những người điều hành mạng xã hội TikTok đang được hướng dẫn kiểm duyệt các video theo “quy định” của chính phủ Trung Quốc. Các chủ đề này liên quan đến Quảng trường Thiên An Môn, độc lập ở Tây Tạng hay Pháp Luân Công.
Bác lại cáo buộc trên, phát ngôn viên của TikTok tuyên bố, “nội dung và chính sách kiểm duyệt của chúng tôi được đề xuất dựa theo đội ngũ có trụ sở tại Mỹ và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ chính phủ nước ngoài nào. Chính phủ Trung Quốc không yêu cầu kiểm duyệt nội dung TikTok và sẽ không có quyền tài phán do TikTok không điều hành từ nước này”.
Theo Wikipedia, TikTok là một ứng dụng mạng xã hội của ByteDance trên hai nền tảng iOS và Android, tập trung vào các chia sẻ video ngắn. Lần đầu tiên, ứng dụng này ra mắt tại Trung Quốc dưới tên là Douyin vào năm 2016, sau đó một năm ByteDace tiếp tục ra mắt phiên bản ngoài Trung Quốc với tên gọi là TikTok. Về cơ bản, TikTok và Douyin giống nhau nhưng được chạy trên các máy chủ khác nhau để tuân theo các quy định kiểm duyệt nội dung của chính phủ Trung Quốc.
Quay lại năm 2017, ngay sau khi ra mắt TikTok, ByteDance đã mua lại ứng dụng video hát nhép nổi tiếng Musical.ly. Dù TikTok có một lượng người dùng đáng kể ở ngoài nước Mỹ, nhưng thông qua thương vụ này họ có thể gia tăng thêm một lượng lớn người dùng tại Mỹ và thực tế hiện TikTok có tổng cộng khoảng 1 tỉ lượt tải xuống trên toàn thế giới.
Bình luận (0)