Tự động phát
Tầng hai của tên lửa Falcon 9, nặng khoảng 4 tấn, sẽ lao xuống bề mặt mặt trăng với tốc độ gần 9.200 km/giờ.Tháng 2.2015, tên lửa Falcon 9 đã được phóng lên từ Mũi Canaveral ở bang Florida (Mỹ), mang theo vệ tinh quan sát thời tiết không gian (DSCOVR) đến điểm cách trái đất khoảng 1,6 triệu km.
Sứ mệnh này trị giá 340 triệu USD. Sau khi đưa DSCOVR vào quỹ đạo chuyển tiếp, tầng hai của tên lửa Falcon 9 không còn đủ năng lượng để thoát khỏi lực hấp dẫn của trái đất và mặt trăng.
Kết quả là nó đã bay theo một quỹ đạo khá rối loạn và dự kiến sẽ đâm xuống mặt trăng vào ngày 4.3.
Ông Bill Gray, người viết phần mềm theo dõi các vật thể gần trái đất cho rằng Falcon 9 nhiều khả năng va chạm với phần tối của mặt trăng, gần khu vực xích đạo.
Tuy nhiên, hiện vẫn khó dự đoán chính xác điểm rơi của nó.
Nếu dự đoán trên chính xác, các vệ tinh hiện trên quỹ đạo quanh mặt trăng có thể thu thập thông tin về cú đâm của tên lửa SpaceX.
Năm 2009, Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA) đã cố ý cho phần còn lại của một tên lửa đẩy lao xuống mặt trăng nhằm nghiên cứu hố va chạm.
với tốc độ gần 9.200 km/giờ.Tháng 2.2015, tên lửa Falcon 9 đã được phóng lên từ Mũi Canaveral ở bang Florida (Mỹ), mang theo vệ tinh quan sát thời tiết không gian (DSCOVR - đọc như "discover") đến điểm cách trái đất khoảng 1,6 triệu km.
Sứ mệnh này trị giá 340 triệu USD. Sau khi đưa DSCOVR vào quỹ đạo chuyển tiếp, tầng hai của tên lửa Falcon 9 không còn đủ năng lượng để thoát khỏi lực hấp dẫn của trái đất và mặt trăng.
Kết quả là nó đã bay theo một quỹ đạo khá rối loạn và dự kiến sẽ đâm xuống mặt trăng vào ngày 4.3.
Ông Bill Gray, người viết phần mềm theo dõi các vật thể gần trái đất cho rằng Falcon 9 nhiều khả năng va chạm với phần tối của mặt trăng, gần khu vực xích đạo.
Tuy nhiên, hiện vẫn khó dự đoán chính xác điểm rơi của nó.Nếu dự đoán trên chính xác, các vệ tinh hiện trên quỹ đạo quanh mặt trăng có thể thu thập thông tin về cú đâm của tên lửa SpaceX.
Năm 2009, Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA) đã cố ý cho phần còn lại của một tên lửa đẩy lao xuống mặt trăng nhằm nghiên cứu hố va chạm.
Bình luận (0)