Schneider Electric hỗ trợ doanh nghiệp Việt hướng tới phát triển bền vững

18/07/2024 17:01 GMT+7

Đó là chia sẻ của Ban lãnh đạo Schneider Electric Việt Nam, trong buổi chia sẻ với truyền thông về cách công ty đồng hành cùng doanh nghiệp Việt thực hiện cam kết phát triển bền vững

Hiện nay, dù có nhiều cơ chế và chính sách thúc đẩy doanh nghiệp để hướng tới thải ròng bằng 0 vào năm 2050 nhưng tốc độ chuyển đổi của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá chậm. Trong đó, các doanh nghiệp đang có nhiều lo ngại về việc chuyển đổi với vốn đầu tư lớn, chưa có chính sách ưu đãi hấp dẫn; thiếu chiến lược phát triển bền vững; thiếu hỗ trợ của dữ liệu thị trường; chênh lệch giữa hành lang pháp lý khi ban hành với thực thi khi chưa có thông tư hướng dẫn.

Schneider Electric hỗ trợ doanh nghiệp Việt hướng tới phát triển bền vững- Ảnh 1.

Ông Đồng Mai Lâm - Tổng Giám Đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia

CTV

Theo thống kê của Schneider Electric, có khoảng 67% doanh nghiệp ở Việt Nam đều xây dựng, theo dõi và công khai kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể về phát triển bền vững, 47% doanh nghiệp có chiến lược toàn diện về phát triển bền vững. Tuy nhiên, từ ý định tới hành động thực tế đang có khoảng cách khá lớn khi mà 52% tổng số doanh nghiệp chưa biết mình phải bắt đầu từ đâu về thực hiện phát triển bền vững.

Thực tế, tại nhà máy Schneider Electric Việt Nam, đơn vị đã và đang thực hiện nhiều giải pháp giảm khí thải, hướng tới phát thải ròng vào năm 2050. Trong đó, nhà máy yêu cầu các nhà cung ứng cam kết giảm thải bao nhiêu phần trăm một năm, giảm nhựa sử dụng một lần bằng vật liệu tái chế, dùng thùng giao hàng được tái sử dụng nhiều lần thay vì giấy truyền thống, hướng dẫn khách hàng sử dụng giấy tái chế thay vì giấy thông thường, sử dụng lưới để cố định hàng hoá thay vì dây buộc, sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời để sản xuất điện cung cấp khoảng 30-35% tổng lượng điện năng tiêu thụ, số hóa dữ liệu để cập nhật liên tục về năng lực sản xuất của nhà máy thay cho dữ liệu giấy.

Schneider Electric hỗ trợ doanh nghiệp Việt hướng tới phát triển bền vững- Ảnh 2.

Schneider Electric Việt Nam tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

CTV

Ngoài ra, những sáng kiến và giải pháp tại nhà máy Việt Nam đã được nhân rộng ra hơn 30 nhà máy của Tập đoàn Schneider Electric tại các khu vực như châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc, châu Đại Dương và châu Á - Thái Bình Dương; nhà máy đã đóng góp sáng kiến thứ 55 về chuyển đổi kỹ thuật số, dẫn đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ và Nam Mỹ; và nhà máy được vận hành bởi người Việt Nam, vì vậy các ý tưởng, sáng kiến được xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn do chính người Việt phát triển và lan tỏa đến nhiều nước khác.

Nhờ những sáng kiến của chính người lao động Việt Nam tại nhà máy, nhà máy Việt Nam đã là cơ sở sản xuất được Tập đoàn Schneider Electric đánh giá cao nhất trên toàn cầu (điểm số 912/1.200) ở lĩnh vực sản xuất công tắc, ổ cắm, với mục tiêu sẽ trở thành trung tâm về công tắc, ổ cắm cho toàn bộ vùng châu Á - Thái Bình Dương trong chiến lược của Schneider Electric.

“Hiện nay, Schneider Electric đã cung cấp cho 40% khách hàng nằm trong nhóm Fortune 500, hơn 40 tỉ euro chỉ tiêu năng lượng được quản lý, 16 GW hợp đồng mua bán điện doanh nghiệp được tư vấn toàn cầu và hơn 3.000 chuyên gia về bền vững trên toàn cầu”, đại diện Schneider Electric Việt Nam nhấn mạnh.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.