SEA Games 30: HC Vàng đẹp cuối ngày của điền kinh Việt Nam

07/12/2019 20:01 GMT+7

Hôm nay 7.12 là ngày thi đấu tốt khi đoàn thể thao VN đoạt đến 7 HC Vàng, 8 HC Bạc và 6 HC Đồng. Tuy nhiên, vẫn xếp thứ 3 toàn đoàn với tổng cộng 153 huy chương.

Tường thuật trực tiếp
SG 7th day

* TRƯỚC GIỜ XUẤT TRẬN

 
Thời của Nguyễn Huy Hoàng

Kình ngư 16 tuổi lên đỉnh SEA Games

Ngoài thành công của Huy Hoàng, tuyển bơi VN còn trình làng tài năng 16 tuổi Trần Hưng Nguyên đầy ấn tượng. Ngay lần đầu tham dự SEA Games, Hưng Nguyên đã làm nên bất ngờ với tấm HCV ở cự ly 200 m hỗn hợp nam. “Tôi không tin mình đoạt được HCV bởi đây là lần đầu bước ra đấu trường SEA Games. Đây là thành tích bất ngờ với tôi. Tôi sẽ cố gắng thi đấu tốt ở các nội dung còn lại”, Hưng Nguyên hạnh phúc nói. Hưng Nguyên tập luyện cùng đàn anh Nguyễn Huy Hoàng nên có động lực phấn đấu. Tay bơi toàn diện này thi đấu những cự ly giống Ánh Viên, nếu tiếp tục được đầu tư tốt sẽ bùng nổ trong tương lai.
Nếu Ánh Viên được xem là chạm ngưỡng thì kình ngư 19 tuổi Nguyễn Huy Hoàng đang chói sáng ở đỉnh cao phong độ. Kể từ sau tấm HCV kèm kỷ lục SEA Games 2017 ở cự ly 1.500 m tự do, Huy Hoàng liên tục thăng tiến với HCB 800 m tự do, HCĐ 1.500 m tự do ở ASIAD 2018 rồi HCV 800 m ở Olympic trẻ 2018 và mới đây nhất tại giải vô địch thế giới 2019, anh xuất sắc đoạt vé tham dự Olympic Tokyo 2020.
Người hâm mộ bơi lội VN không quên hình ảnh Huy Hoàng cạnh tranh sòng phẳng với “siêu kình ngư” Sun Yang (Trung Quốc), người giữ hàng loạt kỷ lục bơi thế giới ở ASIAD 2018. “Tôi không hề ngán ngại Sun Yang, thậm chí có thời điểm quyết định tấn công để vượt qua đối thủ”, câu nói thể hiện bản lĩnh cực tốt của Huy Hoàng. Tại SEA Games năm nay, ban tổ chức cắt bỏ cự ly 800 m tự do vốn là sở trường của Hoàng nhưng không cản được khát vọng vàng của chàng trai quê Quảng Bình. Chấp nhận chơi “trái kèo” ở cự ly 400 m tự do, Huy Hoàng quật ngã đối thủ sừng sỏ Sim Welson (Malaysia) vốn là ĐKVĐ lẫn nắm giữ kỷ lục SEA Games trong lượt đấu chung kết nghẹt thở. Giành chiến thắng ngay ở cự ly chung kết đầu tiên ở SEA Games lần này đồng thời giành luôn tấm HCV lẫn kỷ lục SEA Games, đạt chuẩn Olympic ở cự ly sở trường 1.500 m tự do, đây chính là thời của Huy Hoàng.
Đằng sau chiến tích làm dậy sóng đường đua xanh của Huy Hoàng là khổ luyện? Chắc chắn là thế, hiếm có thành công nào tự nhiên mà đến. “Tôi đã tập luyện rất cật lực trong thời gian qua, đặc biệt là 2 tháng tập huấn tại Trung Quốc trước thềm SEA Games để có được thành công này”, Huy Hoàng nói. Trước đó, Hoàng hầu như tập chay trong nước, tại Trung tâm huấn luyện thể thao QG Cần Thơ dưới sự dẫn dắt của chuyên gia Hoàng Quốc Huy (Trung Quốc) cùng ban huấn luyện tuyển bơi VN. Hoàng chia sẻ được đi tập huấn Mỹ, Úc hay Trung Quốc bao giờ cũng là ước mơ lớn của đời VĐV, nhưng nếu được thì cũng tốt mà tập huấn trong nước cũng không sao, miễn là môi trường tập luyện phù hợp, thầy giỏi và điều anh cần bây giờ là có thêm chế độ dinh dưỡng tốt.
Ít ai biết thành công của Hoàng có dấu ấn của một nhân vật đặc biệt - chuyên gia Hoàng Quốc Huy (Trung Quốc). Ít người còn nhớ chính vị chuyên gia này là người đã nhào nặn nên “hoàng tử ếch” Nguyễn Hữu Việt, người đoạt tấm HCV SEA Games 2005, thành tích lịch sử cho bơi lội VN kể từ thời thể thao VN hội nhập sau năm 1975. Dấu ấn đặc biệt mà Hữu Việt để lại đến tận SEA Games 30 là thành tích 1 phút 01 giây 60 mà anh đạt được ở SEA Games 2009 đến tận bây giờ mới bị phá vỡ bởi kình ngư chủ nhà Philippines James Deiparine với thành tích 1 phút 01 giây 46. Giờ đây, chuyên gia Hoàng Quốc Huy đang để lại dấu ấn với người hùng khác của bơi lội VN là Huy Hoàng.

Không dễ lấy 8 HCV

Trước ngày tranh tài môn bơi ở trung tâm thể thao dưới nước tại khu liên hợp thể thao New Clark City nằm cách thủ đô Manila 100 km, một phụ huynh có VĐV ở tuyển bơi chia sẻ với người viết: “Ánh Viên là mỏ vàng đúng nghĩa của thể thao VN bởi cô gánh 8 HCV, tức là chiếm 13% trong tổng số 65 HCV mà đoàn thể thao VN đặt ra ở SEA Games lần này. Đó thực sự là áp lực rất lớn cho Ánh Viên trong bối cảnh cô không còn mạnh như 2 năm trước”.
Ánh Viên có áp lực không khi đặt chỉ tiêu ngang bằng số HCV lần trước trong khi phong độ của cô đang bị đánh giá sa sút? Chúng tôi đặt thẳng vấn đề này với HLV Đặng Anh Tuấn ngay ở buổi tập cuối cùng trước khi Ánh Viên bước vào chinh phục SEA Games. “Áp lực là không tránh khỏi nhưng muốn thành công, Viên phải vượt qua mọi chướng ngại. Trong thời gian qua Viên có chút chuyển biến tâm lý nhưng hiện đã ổn định”, HLV Đặng Anh Tuấn nói. Vị HLV đồng hành cùng Ánh Viên ngay từ những ngày bắt đầu sự nghiệp cách đây hơn 15 năm tự tin rằng Ánh Viên hoàn toàn bảo vệ được 8 HCV bởi cô vẫn ở đẳng cấp “chưa có đối thủ” trong khu vực Đông Nam Á.
HLV Đặng Anh Tuấn tự tin là thế, nhưng làm sao để Ánh Viên lấy trọn 8 HCV ở SEA Games lần này xem ra là bài toán khó. Đăng ký tranh tài 12 nội dung nhưng ở 2 ngày tranh tài đầu tiên do lịch thi đấu dày nên cô phải bỏ bớt cự ly 100 m tự do. Ở ngày thi đấu đầu tiên, Ánh Viên tiếp tục thất bại ở cự ly 200 m bướm mà cô đang giữ kỷ lục SEA Games vào năm 2015. Đó cũng là cự ly mà Ánh Viên sa sút vào 2 năm trước, khi bị đối thủ Singapore qua mặt và cô chỉ biết nói lời xin lỗi vì không chiến thắng được chính mình. Lần này thành tích của Ánh Viên còn tệ hơn khi chỉ xếp hạng 7 chung cuộc. “Nên bình tĩnh và chia sẻ với Ánh Viên bởi 200 m bướm không còn là sở trường của cô trong gần 4 năm qua”, Trưởng bộ môn bơi VN Lê Thanh Huyền trấn an.
Dù Ánh Viên đã có 3 tấm HCV tại SEA Games 30 ở nội dung 200 m hỗn hợp, 200 m tự do, 200 m ngửa nhưng thành tích mà cô đạt được kém hơn thành tích của chính mình vào 2 năm trước và diễn biến thi đấu cho thấy các đối thủ đã bắt đầu rút ngắn khoảng cách, tạo thế so kè chứ không hề có chiến thắng dễ dàng cho nữ kình ngư số 1 VN. Xem Ánh Viên thi đấu, nhiều người ái ngại cho khả năng bảo vệ 8 HCV của cô. “Tôi chỉ biết cố gắng hết sức của mình để hoàn thành chỉ tiêu. Tôi cũng không biết diễn tả thế nào về phong độ hiện tại của mình”, Ánh Viên nói.
Biểu đồ thành tích thi đấu của Ánh Viên trong gần 4 năm qua liên tục sa sút dù cô vẫn được đầu tư tiền tỉ mỗi năm cho các chuyến tập huấn dài hạn tại Mỹ. Thất bại ở ASIAD 2018, mất hút ở giải vô địch thế giới 2019 khiến giới chuyên môn đặt vấn đề về hiệu quả ở những chuyến tập huấn, nên xem lại phương hướng đầu tư bởi Ánh Viên khó đột phá ở đấu trường châu lục, thế giới, thậm chí đến lúc này vẫn chưa có suất tham dự Olympic 2020 Tokyo (Nhật Bản). Nhiều người trong nghề bơi không ngại nói thẳng rằng Ánh Viên đã chạm ngưỡng, tức không thể đột phá hơn ở đấu trường lớn.
Nhiều người chia sẻ với Ánh Viên bởi họ hiểu sau 18 năm hy sinh tất cả để theo nghiệp bơi, cô đâu hề muốn mình tụt lại, hơn nữa gầy dựng được một tài năng như Ánh Viên là chuyện “trăm năm có một” và con đường của VĐV không phải bao giờ cũng được trải hoa hồng. Vì thế nên trân trọng những đóng góp của Ánh Viên, người từng được chọn là một trong những VĐV xuất sắc nhất khu vực Đông Nam Á. Chưa thể bứt phá ở đấu trường lớn nhưng ở khu vực Đông Nam Á, Ánh Viên vẫn là ngôi sao lớn làm nản lòng các đối thủ mạnh của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.