Quán nhậu sụt giảm khách vì “tín đồ rượu bia” sợ thổi nồng độ cồn |
Dễ hơn xử phạt ép người khác uống rượu, bia
Trao đổi về vấn đề này, luật sư (LS) Ngô Huỳnh Phương Thảo (thuộc Đoàn LS TP.HCM) cho biết Nghị định 117/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế phân định thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực rượu, bia nhằm triển khai luật “Phòng, chống tác hại rượu bia”.
LS Thảo nhận xét: "Điểm mới của Nghị định này là xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia".
Theo đó, việc xử phạt người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ dễ hơn xử phạt người ép người khác uống rượu, bia". Chứng cứ thu thập để xử phạt hành chính về nguyên tắc phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan".
Uống rượu súc miệng có tiêu diệt được virus corona Bác sĩ Chợ Rẫy giải đáp |
Một số hành vi bị xử phạt đối với người đứng đầu các cơ quan, tổ chứcĐiều 34. Vi phạm các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong cơ quan, tổ chức; b) Không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức; c) Không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu, bia trong địa điểm không uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý, điều hành; d) Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc, quyền quản lý, điều hành. (trích Nghị định 117/2020 của Chính phủ)
|
Vai trò của người tố giác
Cần có giải pháp đồng bộ
Tuy nhiên, đối với các cơ quan, tổ chức ngoài nhà nước thì quá trình thực thi pháp luật của cơ quan chức năng sẽ gặp khó do hiện nay chưa có quy định cụ thể về người đứng đầu của cơ quan, tổ chức mà chỉ có thể xác định người đứng đầu thông qua các chức danh quản lý và lãnh đạo của các tổ chức, LS Tuấn cho biết.
Người lao động có thể bị phạt đến 3 triệu đồng khi có hành vi uống rượu, bia trong thời gian nghỉ giữa giờ làm việc. Quy định này áp dụng cho cả người làm việc trong khối nhà nước và các tổ chức bên ngoài như doanh nghiệp, hợp tác xã, ..., LS Tuấn cho biết.
|
Bình luận (0)