Mặc dù những chuyến đi tỉnh là miếng mồi đầy “béo bở” của dân shipper nhưng họ rất ngán ngẩm. Ship tỉnh thì đường rất xa nên phí ship cũng cao theo, tệ lắm là 60.000 – 100.000 đồng, có vậy shipper mới dám “liều mạng” chạy bất chấp, chứ lèo tèo vài ba đồng thì ai mà chạy.
Tuy nhiên, những đơn hàng đi xa hàng trăm cây số như vậy không “dễ ăn” như nhiều người nghĩ, vì những chuyến giao hàng đi tỉnh thường chứa đầy nguy hiểm và rủi ro.
Bùng nổ như GrabBike, Uber, nhiều người đã tự mình trở thành người giao hàng (shipper). Chưa bao giờ nghề ship lại phổ biến như lúc này bởi họ không bị ràng buộc hợp đồng, các thủ tục rườm rà khi chỉ cần có xe máy, rành đường… Thanh Niên đã nhập vai trở thành shipper trong hơn 1 tháng qua.
Hết bị đánh oan đến bị cướp giữa đường
Shipper tự do hiện giờ chủ yếu luẩn quẩn hoạt động ở các khu vực nội và ngoại thành, có xa lắm thì vòng vòng các huyện của TP.HCM và một số tỉnh giáp ranh. Vì họ “ngán” đi xa đến tận cổ, vả lại ngày nào trên tivi, trên báo,… đều có tin bị cướp nên shipper thấy lo nhiều hơn mừng. Chẳng hạn như trường hợp của anh Võ Huỳnh Tâm (37 tuổi, ngụ Q.10) là shipper chuyên giao hàng liên tỉnh bị đánh trong chuyến đi Vĩnh Long.
Tôi gặp Tâm khi cả 2 đang bị mắc kẹt giữa dòng xe đông nghịt trên đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình vào một buổi sáng sớm. Trong lúc “lê lếch” từng chút một để ra khỏi đoạn đường này, tôi có bắt chuyện và được Tâm kể vài câu chuyện trong những chuyến đi liên tỉnh của anh. Tâm kể, cách đây vài tháng Tâm có một số đơn hàng phải giao tại tỉnh Vĩnh Long và phí ship là 300.000 đồng với đoạn đường vài trăm cây số.
Giao hàng cho khách tại khu chung cư Times City, Hà Nội, một shipper (người giao hàng) không những không lấy được 30.000 đồng tiền phí, còn bị đánh gẫy mũi bằng một cây vợt tennis.
Do shipper thường xuyên chở vật cồng kềnh nên rất dễ gây tai nạn.
Vì sợ từ chối, shop chê mình lười biếng mà thuê người khác thì mất việc như chơi, nên Tâm ngậm ngùi ra đi với bao hàng trên dưới 50kg. Sau khi vượt hàng trăm cây số, Tâm cũng đến nơi và gọi khách ra lấy hàng. Sau khi đợi 15 phút “bà chủ” mới mở cửa bước ra. Tâm chưa kịp cười “thân thiện” thì bà ấy đã lấy hàng rồi đóng cổng cái “ầm”, quá bất ngờ Tâm quên cả việc đếm lại tiền.
Sau khi đếm xong thấy thiếu 50.000 đồng, trong tổng số tiền là 750.000 đồng, Tâm liền bấm chuông gọi khách để lấy lại tiền nhưng không ai trả lời, gọi điện thoại cũng không ai bắt máy. Tâm quyết định gọi to, thì lần này “bà chủ” ra hậm hực quát mắng. Sau một hồi lời qua tiếng lại thì chồng “bà chủ” từ trong nhà xăm xăm đi ra chẳng nói chẳng rằng đánh cho Tâm 2 bạt tai như “trời giáng” vì tội vu khống.
Bên cạnh những chuyến giao hàng liên tỉnh xa vời vợi và đầy rủi ro, thì cũng có không ít những niềm vui, những điều bất ngờ. Nếu ai không phải là shipper mà chỉ nhìn từ một phía, thì khó có thể hiểu hết được.
“Vì tôi người lạ đến đây, với lại đang gấp nên tôi ngậm ngùi bỏ đi, trong khi 2 vợ chồng đó đang hí hửng với 50.000 đồng đó”, Tâm tâm sự.
Nguyễn Hoàng Phúc (28 tuổi) là shipper khu vực H.Hóc Môn cũng không mấy “tươi sáng” hơn, khi anh vừa bị đánh lại còn bị bắt đền vì bị cướp đạp xe. Trên đường từ Hóc Môn đi Đồng Nai để giao một tấm nệm cho khách, khi đến đoạn đường vắng thì anh bị 2 thanh niên áp sát dùng “súng điện” khống chế giật túi tiền anh đang đeo trên người rồi đạp xe Phúc bỏ chạy, không kịp trở tay và vì đường xấu cộng với tấm nệm hơi cồng kềnh nên Phúc đâm thẳng vào chiếc ô tô đang đậu bên đường làm gãy kính chiếu hậu và bị chủ xe này bắt đền 1 triệu đồng, tính ra Phúc mất toi gần 2 triệu đồng cho chuyến đi đó.
Chuyện một đám tang
Đó là câu chuyện đầy thương tâm của một shipper trẻ gặp tai nạn tử vong trong lúc giao hàng, mà tôi có dịp nghe các “đồng nghiệp” kể lại. Đó là trường hợp của anh Trần Nguyên Đính (30 tuổi, ngụ Q.12), là shipper tại khu vực Q.Gò Vấp. Trước đây, anh Đính làm công nhân cho một công ty gần nhà, nhưng sau đó vì công ty chuyển đi nơi khác nên anh phải chuyển sang chạy ship, để có tiền lo cho đứa con trai mới lọt lòng của anh và phụ giúp gia đình.
Trưa 28.9, trên đường đi giao hàng cho một shop tại H.Hóc Môn, anh ngã và bị xe tải cán qua người. Ngay sau đó, anh được người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện H.Hóc Môn, nhưng vết thương quá nặng nên anh đã tử vong. Anh Đính mất, để lại người vợ trẻ và đứa con chỉ mới 9 tháng tuổi.
Ngày nọ, cổng chính dành cho giáo viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM có một tài xế GrabBike chạy thẳng xe vào. Bảo vệ chặn lại: “Đón khách ngoài kia, anh ơi!”. Tài xế cởi khẩu trang, anh bảo vệ ngẩn người vài giây vì nhận ra người quen: thạc sĩ hóa học Phùng Gia Thịnh.
Cả gia đình Đính có 7 người sống trong căn nhà nhỏ chỉ tầm 40 mét vuông, trên đường Nguyễn Văn Quá, Q12. Lúc trước, mẹ Đính làm tạp vụ tại siêu thị, nhưng nay tuổi già sức yếu không thể làm nổi. Từ đó, Đính trở thành nguồn thu nhập chính của cả gia đình. Hàng ngày anh phải chạy ship từ 5 giờ cho đến 21 giờ, thậm chí trễ hơn để có tiền lo thuốc men cho người cha 63 tuổi, bị bệnh phổi nặng và lo tiền sữa cho đứa con trai của mình đang ở nhà mẹ vợ.
Chị Trần Uyển Nhi (25 tuổi) vợ anh Đính, vừa sinh được 5 tháng thì phải gửi con về ngoại để đi làm lại. Chị kể: “Anh Đính chạy ship hàng mỗi ngày được khoảng 500.000 đồng, còn tôi thì làm công nhân tại khu công nghiệp Tân Bình lương mỗi tháng trên dưới 4 triệu đồng. Từ ngày tôi sinh bé, anh Đính cố chạy thêm giờ, có hôm ảnh chạy đến 23 giờ mới chịu về, chủ nhật ảnh cũng tranh thủ nhận thêm hàng để giao”.
Anh mất, để lại người vợ trẻ và đứa con chỉ mới 9 tháng tuổi. “Tội nghiệp nó lắm chú ơi, nó lo chạy kiếm tiền lo cho con. Mỗi ngày nó đi làm về, việc đầu tiên là gọi video qua mạng nhìn mặt con trai đang ở nhà mẹ vợ, thấy tội lắm. Nó lo kiếm tiền lâu lâu mới về thăm con một lần, chứ không dám nghỉ vì sợ mất việc”, cha của Đính nghẹn ngào kể.
Mới đây, tôi có dịp ghé thăm gia đình anh Đính. Bên trong căn nhà nhỏ, chỉ có mùi hương khói và tiếng tụng kinh khô khốc. Chị Nhi cùng ba chồng ngồi trước di ảnh của Đính, gương mặt họ phờ phạc thất thần, đôi mắt đỏ ngầu. Sự ra đi đột ngột của anh Đính là cú sốc quá lớn đối với gia đình nhỏ này.
Sau loạt bài 'GrabBike-Những cuốc xe đời', Thanh Niên đã phỏng vấn
bà Nguyễn Thu An - Giám đốc Truyền thông Grab Việt Nam về những bức xúc
của tài xế GrabBike hiện nay.
Một shipper đặc biệt
Đó là trường hợp của anh Lê Nguyễn Thành Trung (28 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) là một shipper bị khiếm khuyết về giọng nói và đôi chân bị tật bên cao, bên thấp. Nhưng điều đặc biệt là anh đi giao hàng bằng xe đạp.
Trung sinh ra trong một gia đình nghèo tại Tỉnh Tây Ninh, cha mất sớm nên mẹ anh phải đi bán vé số để mưu sinh và nuôi anh ăn học. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh vào Sài Gòn thi đại học và trúng tuyển vào trường ĐH Công nghiệp ngành Marketing, với biết bao niềm vui, niềm tự hào của mẹ.
Nhưng sau khi kết thúc 2 năm học tại trường thì anh lại không xin được việc làm, đi đến đâu cũng nhận cái lắc đầu từ phía nhà tuyển dụng, một phần vì giọng nói của anh bị chậm nhịp, muốn nói một câu trôi chảy cũng rất khó khăn.
Từ đó, anh xin vào làm phụ bếp cho một quán ăn, rồi phát tờ rơi,… và sau đó là đi giao hàng thêm để tăng thu nhập. Có cái là, người ta đi giao hàng bằng xe máy, còn anh thì đi bằng xe đạp, nhưng lại chưa một lần giao hàng trễ và rất uy tín, với tính tình thật thà nên anh rất được chủ shop tin tưởng. Nhận thấy công việc giao hàng có thu nhập ổn định hơn các nghề khác, anh quyết định dành toàn bộ thời gian cho công việc này, tính đến nay anh chạy ship cũng đã hơn 6 tháng.
Hiện tại, anh đã có khách ruột, nguồn hàng cũng nhiều hơn, nhưng hàng ngày anh vẫn giao hàng cho khách trên chiếc xe đạp của mình, anh xem nó như một người bạn “tri kỷ” đã gắn bó với anh suốt hơn 4 năm qua.
Bình luận (0)