[VIDEO] Cận cảnh SVĐ Chi Lăng hoang tàn, nhếch nhác sau vài năm không sử dụng
|
Liên quan Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng), trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Cửu Loan, Chánh văn phòng Hội Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng, cho biết khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động này không có trong bản quy hoạch chung của TP.
Ông Loan cho hay năm 2010, thực hiện chủ trương di dời sân vận động (SVĐ) ra khỏi trung tâm và kêu gọi đầu tư, TP.Đà Nẵng đã chuyển giao khu đất SVĐ Chi Lăng cho Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh để đầu tư xây dựng dự án. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ mới xây dựng đồ án kiến trúc quy hoạch kết nối với quảng trường trung tâm, phố đi bộ trong tương lai. Do cơ chế thời điểm đó ưu đãi cho nhà đầu tư, nên việc cấp 10 “sổ đỏ” cho 10 lô đất tách từ SVĐ Chi Lăng là để tạo điều kiện vay vốn triển khai dự án.
Trước năm 2010, TP.Đà Nẵng đã có 3 lần điều chỉnh quy hoạch vào các năm 1994, 2002 và 2013, nhưng khu phức hợp thương mại tại SVĐ Chi Lăng vẫn không được đưa vào. Trong năm 2018, TP.Đà Nẵng đang lấy ý kiến quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn 2050 với việc SVĐ vẫn đang trong giai đoạn thi hành án, khu đất cũng không được đưa vào quy hoạch.
tin liên quan
Trả 1.251 tỉ đồng, Đà Nẵng có lấy lại được sân Chi Lăng ?Như Thanh Niên đã thông tin, UBND TP.Đà Nẵng và Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự Đà Nẵng vừa qua có văn bản gửi Thủ tướng đề nghị chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghĩa vụ tài chính để mua lại SVĐ Chi Lăng với giá 1.251 tỉ đồng.
Theo luật sư Lê Cao, Giám đốc Công ty luật FDVN (Đoàn luật sư TP.Đà Nẵng), trong trường hợp này, bản án có hiệu lực pháp luật thì phải được thi hành để bảo đảm quyền lợi cho bên được thi hành án là các ngân hàng đã nhận thế chấp tài sản. Việc UBND TP đề nghị mua lại sân Chi Lăng với giá 1.251 tỉ đồng dựa trên số tiền đóng ngân sách trong 8 năm của doanh nghiệp là chưa phù hợp với quy định tại điều 98, điều 101 luật thi hành án dân sự. Giá trị nộp ngân sách nhà nước trong 8 năm không thể là căn cứ để phản ánh giá trị thực tế của các quyền sử dụng đất. Giá trị tài sản được đấu giá bán để xử lý nợ phải là giá trị thực tế của tài sản này khi đưa ra để bán. Việc xác định giá khởi điểm để đấu giá cũng phải dựa trên kết quả định giá theo giá trị thị trường của tổ chức định giá có thẩm quyền...
Bình luận (0)