Siêu máy tính ‘bóc trần’ cấu trúc xoắn bí ẩn ở rìa hệ mặt trời

24/02/2025 13:45 GMT+7

Đám mây Oort là nhà của nhiều sao chổi của hệ mặt trời, nhưng các nhà thiên văn học vẫn chưa rõ hình dạng của nó là gì, cho đến khi nhận được sự hỗ trợ đến từ siêu máy tính của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Siêu máy tính NASA ' bóc trần ' cấu trúc xoắn Đám mây Oort - Ảnh 1.

Mô phỏng hình ảnh Đám mây Oort

ảnh: chuyên san Nesvorný et al.

Đám mây Oort khởi nguồn từ những tàn tích còn sót lại của các hành tinh lớn của hệ mặt trời (sao Mộc, sao Thổ, sao Hải vương và sao Thiên Vương) sau khi chúng hình thành cách đây 4,6 tỉ năm. Một số tàn tích có kích thước ngang nửa các hành tinh lùn.

Trong lúc các hành tinh trên bắt đầu hành trình quanh mặt trời, chuyển động của chúng tống số vật liệu thừa đến khu vực nằm ngoài sao Diêm Vương, nơi định cư hiện tại của các tàn tích và tạo thành Đám mây Oort.

Rìa trong của Đám mây Oort cách mặt trời từ 2.000 đến 5.000 đơn vị thiên văn (viết tắt AU, chỉ khoảng cách 150 triệu km giữa mặt trời và trái đất). Rìa ngoài dao động từ 10.000 đến 100.000 AU.

Những con số trên có nghĩa với vận tốc vào khoảng 1,6 triệu km/ngày, tàu vũ trụ Voyager 1 của NASA phải mất 300 năm mới đến được phạm vi của Đám mây Oort và không thể rời đi trong thêm 300.000 năm nữa.

Đến nay, hình dạng thực tế của Đám mây Oort, cũng như tổ hợp này đang bị tác động như thế nào từ các lực nằm ngoài hệ mặt trời vẫn là điều bí ẩn đối với giới thiên văn học.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển được mô hình mới cho phép hình dung cấu trúc bên trong của Đám mây Oort có thể giống như một đĩa xoắn, theo báo cáo trên arXiv.

Theo mô phỏng đầu tiên đến từ siêu máy tính Pleiades của NASA, Đám mây Oort có lẽ bao gồm đôi cánh tay xoắn ốc khiến nó có bề ngoài như một thiên hà mini.

Dựa trên tính toán của siêu máy tinh, các cánh tay của phần bên trong Đám mây Oort trải dài 15.000 AU từ đầu này đến đầu kia.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.