(TNO) Một siêu núi lửa đang hình thành dưới lòng Thái Bình Dương, với sức mạnh đủ để quét sạch sự sống trên bề mặt địa cầu. May mắn là viễn cảnh tận thế này phải chờ đến hơn 100 triệu năm nữa mới xảy ra.
Đội ngũ chuyên gia của Trường đại học Utah (Mỹ) cho hay, đang có hai hoặc nhiều hơn các “chồng” đá kích thước cỡ lục địa va chạm với nhau trong lúc di chuyển ở phần dưới cùng lớp vỏ Trái đất (độ sâu khoảng 2.900 km bên dưới thềm đại dương).
|
Sự dịch chuyển này có thể là bước khởi đầu cho một vụ phun trào đủ sức đe dọa sự tồn tại của mọi loài trên bề mặt địa cầu trong vòng từ 100 đến 200 triệu năm tới.
Kết luận trên đã được rút ra sau khi trưởng nhóm nghiên cứu là nhà địa chấn học Michael Thorne phân tích các sóng địa chấn đang tấn công dồn dập lõi Trái đất.
Theo báo cáo được đăng trên chuyên san Earth and Planetary Science Letters, chuyển động dưới lòng đại dương đang tạo ra một khu vực phần lớn là đá tan chảy có kích thước cỡ tiểu bang Florida của Mỹ, và các chuyên gia dự đoán sẽ có thể dẫn đến hai đợt phun trào trong tương lai.
Viễn cảnh thứ nhất là các đợt phun trào giống như đã diễn ra tại miệng siêu núi lửa Yellowstone ở Wyoming cách đây 2 triệu năm, với kết quả là cả Bắc Mỹ bị phủ kín bởi một lớp tro dày.
Trong trường hợp còn lại sẽ là một đợt bùng nổ đá bazan khổng lồ giống như sự kiện tạo ra cao nguyên Deccan ở Ấn Độ.
Hạo Nhiên
>> Dự đoán "cơn tỉnh giấc" của siêu núi lửa Yellowstone
>> Phát hiện siêu núi lửa ở Hồng Kông
>> Siêu núi lửa nguy hiểm hơn vẫn tưởng
>> Cảnh báo thảm họa từ siêu núi lửa
Bình luận (0)