Tự động phát
Trong thời gian nguyệt thực, trăng tròn sẽ đi qua bóng của Trái đất và có màu đỏ, được gọi là trăng máu. Hiện tượng này xuất hiện khi ánh sáng bị tán xạ qua bầu khí quyển của Trái đất, giống như trong một buổi hoàng hôn.
Theo các nhà thiên văn học, mặt trăng sẽ ở vị trí cận kề, hoặc điểm gần Trái đất nhất trong quỹ đạo của nó, khiến nó có vẻ lớn hơn bình thường 7% và sáng hơn 15%, còn gọi là hiện tượng siêu trăng.
|
Ngoài ra, trăng tròn của tháng 5 được gọi là "trăng hoa" vì nó xảy ra khi hoa mùa xuân nở. Và sự kết hợp này gọi là siêu trăng máu.
Nguyệt thực sẽ đạt cực đại vào 18 giờ 19 phút (giờ Việt Nam).
Theo ông Vũ Thế Hoàng, Chủ tịch Hội Thiên văn Hà Nội, tại Việt Nam, tất cả các tỉnh thành phố đều có thể quan sát được hiện tượng này. Tuy nhiên, ông nói "không phải khu vực nào cũng quan sát được pha nguyệt thực toàn phần, ngay cả với những khu vực có thể quan sát được pha toàn phần thì điều này cũng khá khó vì pha toàn phần xảy ra khi mặt trăng vừa mới mọc, còn đang ở rất thấp trên đường chân trời”.
Tại Hà Nội, bắt đầu từ khoảng 18 giờ 30 phút, mặt trăng xuất hiện từ đường chân trời, người xem có thể nhìn về hướng đông để bắt đầu quan sát hiện tượng này.
Pha toàn phần có thể được quan sát ở các tỉnh phía Nam, tuy nhiên, tại Hà Nội, mặt trăng mọc lúc 18 giờ 29 phút, khi đó, chúng ta chỉ có thể quan sát pha một phần và nửa tối lúc sau.
|
Thời gian tốt nhất để quan sát tại Hà Nội là sau 19 giờ, khi mặt trăng đã nhô lên đường chân trời và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi bụi và khí quyển.
Còn tại TP.HCM, nguyệt thực đạt cực đại từ 18 giờ 18 phút và kết thúc vào 18 giờ 25 phút, người dân tại TP.HCM có thể quan sát hiện tượng này.
Tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương, hầu hết nước Úc, New Zealand và vùng rìa của châu Đại dương có thể quan sát toàn bộ quá trình này.
Bình luận (0)