Giới chuyên gia Mỹ có những nhận định khác nhau về triển vọng sinh viên quốc tế muốn du học ở nước này sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức.
Chỉ còn hơn một tháng nữa là Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chính chức nhậm chức (ngày 20.1.2017) nên giới học thuật cũng như những đối tượng muốn du học Mỹ đang theo dõi liệu ông Trump có thực hiện cam kết chống nhập cư được đưa ra lúc tranh cử hay không? Nếu ông Trump vẫn tiến hành chính sách này thì giấc mơ du học Mỹ của nhiều thanh niên khó thành hiện thực, theo Đài CNBC.
Sẽ làm nản lòng sinh viên?
Một số học giả Mỹ lo ngại số sinh viên (SV) quốc tế đến Mỹ học tập có thể giảm sau khi ông Trump nhậm chức, theo tạp chí Times Higher Education. Trong đó, Giáo sư Philip Altbach thuộc ĐH Boston phân tích rằng việc ông Trump tuyên bố “soi xét khắt khe” người Hồi giáo và những người nhập cư khác đến Mỹ sẽ “làm nản lòng nhiều SV muốn nộp đơn vào các trường Mỹ” và “gây thêm khó khăn” cho đối tượng này.
Hiện nay, nhiều sinh viên nước ngoài học tại Mỹ khá hoang mang về các quy định và quy chế cho học sinh - sinh viên (HS-SV) quốc tế dưới sự điều hành của chính phủ Mỹ mới sẽ do ông Donald Trump lãnh đạo.
“Tôi chắc rằng một vài SV quốc tế sẽ lưỡng lự trong việc chọn học ở Mỹ. Họ lo ngại nguy cơ bị nhắm tới”, Daniel Baack, Giám đốc Chương trình MBA thuộc ĐH Denver (Mỹ), nhận định với CNBC.
Tương tự, nhà tư vấn giáo dục quốc tế Rahul Choudaha tại bang New Jersey (Mỹ) vừa cho The New York Times hay có sự lo lắng rõ ràng trong số những học sinh và phụ huynh ở Ấn Độ. “Họ không xem Mỹ là điểm đến an toàn. Họ đang đổi hướng sang Úc hoặc Singapore”, ông Choudaha nói rõ.
Theo chuyên trang Chaminade Silversword, khi ông Trump lên làm tổng thống, chính quyền của ông có thể hạn chế việc cấp H-1B, thị thực cho phép các công ty Mỹ thuê SV tốt nghiệp đến Mỹ làm việc. Khi phát biểu tại bang Ohio hồi tháng 10, ông Trump nhấn mạnh: “Các công ty đang nhập khẩu lao động lương thấp dựa trên thị thực H-1B để lấy những công việc từ thanh niên Mỹ có tay nghề. Chúng tôi sẽ bảo vệ những công việc này cho tất cả người Mỹ, hãy tin tôi”.
Cũng theo Chaminade Silversword, một loại thị thực khác có thể bị ảnh hưởng khi ông Trump lên làm tổng thống là OPT (Optional Practical Training - giấy phép cho SV tốt nghiệp tại Mỹ được làm việc tối đa trong vòng 12 tháng).
Mỹ là một trong những nước có chi phí du học cao nhất thế giới. Do đó, con đường lý tưởng để du học Mỹ là học bổng. Biết được những điều nên, không nên khi xin học bổng sẽ giúp tăng cơ hội cho các bạn trẻ.
Nỗi sợ “không có cơ sở”
Trong khi đó, Giám đốc phát triển tại Công ty tư vấn giáo dục quốc tế WholeRen ở TP.Pittsburgh (Mỹ) Andrew Chen khẳng định với tờ The New York Times rằng nhiều trường ĐH ở nước khác đang lợi dụng nỗi sợ về việc ông Trump làm tổng thống.
“Nhiều tổ chức và chương trình đang bắt đầu tận dụng tình trạng này để xúc tiến giáo dục ở Anh, Úc và Singapore. Những người cạnh tranh gán cho Mỹ không an toàn”, ông Chen nói rõ và cho rằng những nỗi sợ của SV quốc tế là không có cơ sở. Ông lập luận dù tổng thống đắc cử Mỹ không thích người Hồi giáo và những người đến từ Mexico nhưng điều đó không có nghĩa là ông ấy không thích những SV quốc tế đóng học phí để được học ở Mỹ. Trong năm nay, số SV quốc tế học ở Mỹ lần đầu tiên vượt con số 1 triệu, trong đó có hơn 29.000 người VN, mang về 32 tỉ USD/năm cho nền kinh tế nước này và bơm một lượng tiền đáng kể vào những trường gặp khó khăn tài chính, theo The New York Times.
Được nhận vào một trường đại học danh tiếng ở Mỹ là ước mơ của nhiều bạn trẻ. Trong đó, quá trình làm hồ sơ ứng tuyển rất quan trọng. Để tăng khả năng trúng tuyển, các bạn trẻ cần tránh một số sai lầm hay gặp.
Bên cạnh đó, Phó chủ tịch Viện Nghiên cứu giáo dục quốc tế (IIE) của Mỹ Rajika Bhandari khẳng định rằng dòng chảy SV bị ảnh hưởng chỉ khi có “sự thay đổi thật sự về chính sách” hoặc “những yếu tố cụ thể khác”. Bà Bhandari chỉ ra việc thắt chặt thủ tục kiểm tra thị thực ở Mỹ sau vụ khủng bố ngày 11.9.2001 là một ví dụ về việc thay đổi chính sách. Bà Bhandari xác nhận sự thay đổi lần đó đã tạo ra “mức giảm nhỏ” về số lượng SV quốc tế, nhưng nhấn mạnh “con số đã tăng trở lại nhanh chóng”.
Còn Chủ tịch IIE Allan Goodman nhận định với University World News: “Nhiều SV chọn giáo dục Mỹ làm kênh đầu tư cho tương lai vì chất lượng giáo dục và tính đa dạng của cơ hội ở nước này nên chúng tôi tin rằng họ sẽ tiếp tục làm thế”. Một công dân Trung Quốc tên Phó Trác Thụy, đã lấy một bằng ĐH ở Mỹ, chia sẻ với Đài CNBC rằng việc ông Trump thắng cử không thay đổi ý định của cô tiếp tục học lên cao ở Mỹ. “Tôi sẽ học ở Mỹ vì những gì đang diễn ra chỉ mang tính nhất thời”.
Thay vì chạm vạch đích trong cuộc thi chạy, một học sinh lớp 12 ở Mỹ đã quay đầu lại, chấp nhận bị loại khỏi cuộc thi, để đỡ đối thủ rồi dìu về đích.
Kể từ khi thắng cử, ông Trump đã thay đổi lập trường về một số vấn đề quan trọng và sự thay đổi này cũng thường xuất hiện khi một ứng viên tổng thống Mỹ được chọn làm chủ nhân Nhà Trắng và trở thành đại diện nước Mỹ, theo cựu Giám đốc IIE tại VN Mark A. Ashwill. Trong bài phân tích vừa đăng trên University World News, ông Ashwill nhấn mạnh: “Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng cánh cửa của gần 4.000 trường ĐH và CĐ vẫn rộng mở. Tôi biết mức độ chính phủ Mỹ và các trường coi trọng sự hiện diện và đóng góp của SV quốc tế, trong đó có những người đến từ VN”.
Trong thông tin gửi đến phóng viên Thanh Niên, ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa - Giáo dục VN (IVCE) tại Mỹ, cho rằng số lượng thị thực F1 hay J1 du học cho học sinh, SV quốc tế sẽ không thay đổi. Ông Thắng nhận định: “Những việc khác như học bổng, xét duyệt đơn nhập học, làm việc thực tập, làm việc nghiên cứu… là do trường điều hành và chính phủ Mỹ không can thiệp vào những việc này”.
Từ mùa thu năm 2017, nhiều trường đại học ở Đức sẽ áp dụng lại quy định thu học phí đối với sinh viên quốc tế ngoài Liên minh châu Âu (EU). Biện pháp này là một phần trong nỗ lực nhằm giảm thâm hụt ngân sách của Đức.
Bình luận (0)