Sinh viên ra trường có việc làm dưới 90%, trường đại học không được tăng chỉ tiêu

07/04/2021 19:35 GMT+7

Theo dự thảo thông tư liên quan đến việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra để lấy ý kiến, tỷ lệ sinh viên mới ra trường có việc làm dưới 90%, trường đại học không được tăng chỉ tiêu.

Hôm nay, 7.4, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Thông tư này được soạn thảo nhằm hoàn thiện quy định hiện hành, thay thế các thông tư liên quan được ban hành tháng 2.2018 và tháng 2.2019.
Thông tư có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành, cho cho phép các trường đủ điều kiện tự chủ theo quy định của luật và văn bản dưới luật, trên cơ sở đảm bảo các quy định như tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, không vi phạm quy định về tuyển sinh và đào tạo,... được xác định chỉ tiêu tối đa theo năng lực.
Chẳng hạn, theo dự thảo thông tư mới, chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo (gọi chung là trường đại học) không được tăng so với chỉ tiêu tuyển sinh ở năm trước liền kề của cơ sở đào tạo ở một trong các trường hợp:
Trường đại học đủ điều kiện về thời gian để thực hiện kiểm định cơ sở đào tạo nhưng chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định hiện hành.
Tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp trong vòng 1 năm tính từ khi đang công nhận tốt nghiệp theo trình độ đào tạo ở năm trước liền kề của trường đại học đạt dưới 90%.
Tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh theo trình độ đào tạo ở năm trước liền kề của cơ sở đào tạo đạt dưới 80%...
Dự thảo thông tư còn bổ sung thêm quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành đào tạo liên ngành (không nằm trong 23 lĩnh vực đã được quy định trong danh mục giáo dục và đào tạo cấp IV của Bộ GD-ĐT) để tạo điều kiện cho các trường đại học đã mở các ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trường đại học vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện và chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định hiện hành sẽ không được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời hạn 5 năm kể từ khi có kết luận về việc vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường cũng phải báo cáo Bộ GD-ĐT xem xét, thông báo chỉ tiêu căn cứ vào mức độ vi phạm theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng tối đa được không vượt quá 90% năng lực thực tế của cơ sở đào tạo.
Một điểm mới nổi bật khác của dự thảo thông tư so với quy định hiện hành là quy định đối với trình độ đại học phải xác định chỉ tiêu theo 24 lĩnh vực đào tạo, thay vì theo 7 khối ngành. Theo Bộ GD-ĐT, thay đổi này nhằm hướng tới nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo, đảm bảo đủ đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia xác định chỉ tiêu có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực, ngành tham gia đào tạo.
Nếu theo 7 khối ngành, trong đó mỗi khối ngành gồm nhiều lĩnh vực, sẽ dẫn đến tình trạng còn một số trường tuyển sinh nằm trong chỉ tiêu khối ngành nhưng không đảm bảo đội ngũ giảng viên đứng lớp có chuyên môn phù hợp với ngành, lĩnh vực tham gia.
Số sinh viên đại học chính quy trên một giảng viên quy đổi theo lĩnh vực đào tạo được xác định không vượt quá các định mức sau:
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.