Sinh viên Việt Nam học tập phương pháp Trường kinh doanh Harvard

31/05/2019 08:00 GMT+7

Từ Cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC, sinh viên Việt Nam được tiếp cận phương pháp nghiên cứu của Trường kinh doanh Harvard vào năm 1910.

Phương pháp học của Trường kinh doanh Harvard

Phương pháp nghiên cứu tình huống được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1910, tại Trường kinh doanh Harvard danh tiếng. Ban đầu, những tình huống khá ngắn gọn và đơn giản, nhưng vẫn dựa trên các vấn đề kinh doanh thực sự. Sinh viên được yêu cầu tìm hiểu, phân tích các yếu tố, thảo luận với nhau trình bày trước lớp cũng như phản biện với giáo viên và bạn học.
Về sau, các tình huống được phát triển lên với nhiều thông tin phức tạp hơn. Tại Trường kinh doanh Harvard, các sinh viên tham gia khóa học MBA trong 2 năm phải phân tích và giải quyết ít nhất 500 tình huống kinh doanh, với dữ liệu của mỗi tình huống trung bình dài 15 trang.
Hiện nay, phương pháp đào tạo này đã chứng minh hiệu quả đối với không chỉ sinh viên kinh tế, mà cả các sinh viên lĩnh vực khác. 3 lợi ích rõ ràng nhất là khả năng hiểu và ứng dụng lý thuyết vào thực tế, khả năng phân tích tình huống và ra quyết định, và tăng tính tương tác cũng như học tập chủ động ở sinh viên.
Trong 4 năm Cuộc thi Giải quyết Tình huống Kinh doanh HSBC có mặt tại Việt Nam, các sinh viên nước ta đã bắt đầu làm quen với phương pháp học này.

Rèn luyện kỹ năng phân tích và ra quyết định

Phương pháp học bằng tình huống được giới thiệu tại Việt Nam thông qua Cuộc thi giải quyết tình huống kinh doanh HSBC
Phương pháp học bằng tình huống được giới thiệu tại Việt Nam thông qua Cuộc thi giải quyết tình huống kinh doanh HSBC
Lý thuyết sẽ trở nên thú vị và dễ hiểu hơn khi được gắn liền với các trường hợp thực tế. Sẽ không còn những buổi học thuần nguyên lý và định nghĩa, thay vào đó, sinh viên sẽ tìm hiểu các lý thuyết và vận dụng để giải quyết những tình huống do giáo viên đặt ra. Nhờ thế, sinh viên hiểu rõ và biết cách áp dụng vào thực tế một cách phù hợp nhất, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế khi sinh viên bước vào môi trường làm việc.
Phương pháp phân tích tình huống đặt sinh viên vào vai trò người tư vấn và đưa ra quyết định cho doanh nghiệp. Do đó, những đề bài này đòi hỏi người học phải nghiên cứu thật kỹ tình huống, phân tích các yếu tố tác động để nhìn ra được vấn đề của từng tình huống, từ đó đưa ra những chiến lược, kế hoạch cụ thể và phù hợp để giải quyết đề bài.
Sinh viên dần hình thành phản xạ phân tích khi đứng trước bất cứ vấn đề nào, nắm bắt các yếu tố kỹ lưỡng và đưa ra quyết định dựa trên những thông tin có được. Đây chính là hai kỹ năng quan trọng trong công việc và cuộc sống hằng ngày.

Sinh viên là “diễn giả” chính

Thông qua các phần thảo luận, sinh viên được khuyến khích chia sẻ kiến thức xã hội kinh tế của bản thân
Thông qua các phần thảo luận, sinh viên được khuyến khích chia sẻ kiến thức xã hội kinh tế của bản thân
Khác với cách học truyền thống, phương pháp học thông qua phân tích tình huống sẽ tạo môi trường để sinh viên và giảng viên học hỏi lẫn nhau, thông qua trao đổi, chia sẻ và phản biện.
Ở các phần thảo luận, sinh viên được khuyến khích chia sẻ những kiến thức kinh tế, xã hội của bản thân, các bạn không chỉ học từ giáo viên mà còn học từ chính bạn bè, thậm chí giáo viên cũng có thể cập nhật thông tin từ sinh viên. Nhờ đó, tính tương tác của mỗi buổi học sẽ tăng cao, tạo cơ hội cho sinh viên tham gia vào các hoạt động của buổi học nhiều hơn, giúp lớp học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.
Phương pháp này cũng giúp sinh viên học tập chủ động hơn, buộc các bạn tìm hiểu thông tin, các lý thuyết hoặc tham khảo các giải pháp cho những tình huống tương tự trước khi đến lớp, hình thành tư duy chủ động trong nghiên cứu, học hỏi và giải quyết vấn đề.
Tại Việt Nam, dù phương pháp đào tạo thông qua giải quyết tình huống chưa phổ biến rộng rãi, nhưng gần đây đã được áp dụng. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã áp dụng phương pháp này cho ngành Kinh tế học ứng dụng và Chính sách công từ năm 2003. Đồng thời, cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC, một trong những cuộc thi uy tín trong giới sinh viên, cũng kiên trì áp dụng phương pháp này, mang lại những cải thiện rõ rệt về mặt kỹ năng tương lai cho các thí sinh dự thi. Với những hiệu quả đã được chứng minh trên thế giới, phương pháp giảng dạy thông qua phân tích tình huống sẽ là xu thế toàn cầu trong đào tạo đại học và sau đại học. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.