Ở Latvia, chẳng có vấn đề gì nếu chỉ biết nói tiếng Nga. Nhưng cái thời đó đã qua rồi.
Khoảng 1/4 dân số của Latvia là người dân tộc Nga, và thông thường người ta vẫn có thể chấp nhận một người chỉ biết nói tiếng Nga mà không biết tiếng Latvia.
Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine đã thay đổi tất cả.
Khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, Latvia đã cắt các kênh truyền hình Nga và phá hủy tượng đài Thế chiến II của Liên Xô. Nước này cũng bắt đầu hướng tới việc loại bỏ tiếng Nga trong giáo dục.
Và giờ đây tại thủ đô Riga, hàng chục người Nga cao tuổi chờ đợi để làm bài kiểm tra tiếng Latvia căn bản, để có bằng chứng về lòng trung thành với đất nước mà họ đã sinh sống hàng thập niên qua.
Họ lo sợ có thể bị trục xuất nếu không đạt.
Bà Valentina Sevastjanova (70 tuổi) đang tham gia khóa học tiếng Latvia cấp tốc kéo dài 3 tháng. “Dù lo ngại, tôi tin rằng Latvia là một quốc gia dân chủ và sẽ không dùng đến các biện pháp trục xuất hàng loạt. Hơn nữa, tôi không có nơi nào khác để đi vì tôi đã cư trú ở đây 40 năm. Mặc dù tôi sinh ra ở Belarus nhưng tôi có quốc tịch Nga chỉ để về thăm bố mẹ ốm yếu, những người cần tôi chăm sóc vào thời điểm đó”.
Năm ngoái đã chứng kiến sự rạn nứt ngày càng lớn giữa đa số người Latvia và nhóm thiểu số nói tiếng Nga về địa vị xã hội.
Sự giận dữ lan rộng sau chiến dịch quân sự do Nga phát động ở Ukraine.
Và sau chiến dịch bầu cử năm 2022 tại đây, vốn bị chi phối bởi vấn đề bản sắc dân tộc, Ngoại trưởng Latvia Dmitrijs Trofimovs cho biết chính phủ đã yêu cầu 20.000 người tham gia kỳ thi ngôn ngữ.
Ông cho biết những công dân Nga dưới 75 tuổi không vượt qua bài kiểm tra vào cuối năm sẽ có thời gian hợp lý để rời đi. Nếu không, họ có thể phải đối mặt với “trục xuất bắt buộc”.
Bình luận (0)