Trong đề xuất có báo cáo số liệu học sinh không đảm bảo các điều kiện về thiết bị và đường truyền để học trực tuyến, sau khi khảo sát thực tế. Cụ thể, có 72.638 học sinh thuộc diện này trong đó có 31.247 học sinh bậc tiểu học, 26.355 học sinh bậc THCS và 15.037 học sinh bậc THPT.
Sở này đưa ra các giải pháp như:
Huy động 15.000 bộ máy tính từ nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân có tâm huyết. Các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông hỗ trợ hoặc cung cấp các gói cước có cước phí phù hợp để ổn định đường truyền đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh.
Huy động dự kiến 40.000 thiết bị đã qua sử dụng thông qua chương trình và kêu gọi phụ huynh học sinh, các cá nhân, các tổ chức, công ty, các trường đại học đóng góp thiết bị đã qua sử dụng...
Thông qua các chương trình ưu đãi trả góp để hỗ trợ phụ huynh trang bị khoảng 30.000 thiết bị mua trả góp ưu đãi: (dự kiến 30.000 thiết bị).
Sở GD-ĐT sẽ phối hợp cùng Sở Công thương lựa chọn các nhà cung cấp lớn, bảo đảm nguồn hàng có thương hiệu trên địa bàn để đảm bảo chính sách, cam kết đổi trả và bảo trì tốt nhất cho học sinh.
Sở này cũng đề xuất chính sách hỗ trợ lãi suất vay trả góp phù hợp (lãi suất bằng 0) đối với phụ huynh học sinh có nhu cầu mua trả góp máy tính, điện thoại thông minh… cho học sinh học trực tuyến, thời gian hỗ trợ lãi suất không quá 24 tháng.
Năm học 2021 - 2022, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khoảng 1,34 triệu học sinh từ tiểu học đến THPT tại TP.HCM phải học trực tuyến dự kiến hết học kỳ 1.
Bình luận (0)