|
Ông Đàng Năng Thọ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm (Ninh Thuận), cho biết văn tự của dân tộc Chăm có nguồn gốc từ chữ Sanskrit - là văn tự cổ xưa và phát triển cho đến văn tự hiện đại đang được sử dụng phổ biến trong mọi tầng lớp của cộng đồng người Chăm.
Từ nhiều năm nay, trung tâm đã sưu tầm được 62 quyển thư tịch cổ Chăm (3.566 trang trên các chất liệu như giấy dó, lá buông, vải...) cùng 281 cuộn phim sao chụp thư tịch cổ với nhiều nội dung về văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán người Chăm... Tuy nhiên có nhiều văn bản quý đã và đang bị hủy hoại bởi môi trường, khí hậu, côn trùng do cách bảo quản không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Tháng 5.2013, Trung tâm lưu trữ quốc gia II đã tiếp nhận để tu bổ, phục chế, bồi nền và số hóa toàn bộ số lượng thư tịch cổ này. Sau khi số hóa, tài liệu được đặt trong phần mềm tra cứu, khi cần chỉ cần đọc trên máy tính, không cần phải đọc trên bản gốc.
Tin, ảnh: Thiện Nhân
>> Tu bổ thư tịch cổ Chăm
>> Đất Ninh Thuận, người Chăm, và lễ hội Ramuwan...
>> Lễ hội Ka tê của người Chăm Bình Thuận
Bình luận (0)