Số lượng đầu đạn hạt nhân đang hoạt động trên toàn cầu gia tăng

Số lượng đầu đạn hạt nhân đang hoạt động trên toàn cầu gia tăng

La Vi: Biên tập, dựng. Quỳnh Phương: Đọc.
05/04/2023 09:46 GMT+7

Số lượng đầu đạn hạt nhân đang hoạt động trên toàn cầu đã tăng lên vào năm 2022, theo một báo cáo được công bố hôm 29.3.

Chín nước hạt nhân chính thức và không chính thức hiện đang nắm giữ 9.576 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng sử dụng trong năm 2022, tăng 136 đầu đạn so với năm 2021. Đó là số liệu được công bố hôm 29.3 trong báo cáo Giám sát cấm vũ khí hạt nhân do tổ chức phi chính phủ Viện trợ nhân dân của Na Uy thực hiện.

Số 136 đầu đạn được bổ sung vào kho dự trữ hạt nhân sẵn sàng sử dụng toàn cầu vào năm ngoái được cho là của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, CHDCND Triều Tiên và Pakistan.

Ông Grethe Lauglo Ostern, biên tập viên của báo cáo Giám sát cấm vũ khí hạt nhân, nhận định: "Sự gia tăng này thật đáng lo ngại và tiếp tục xu hướng đã bắt đầu từ năm 2017".

Trong khi đó, tổng số vũ khí hạt nhân toàn cầu, bao gồm cả những loại đã ngừng hoạt động, tiếp tục giảm. Trong năm 2022, tổng số vũ khí hạt nhân đã giảm từ 12.705 xuống còn 12.512.

Ông Hans M. Kristensen, giám đốc Dự án Thông tin hạt nhân thuộc Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, giải thích tình trạng tổng số vũ khí hạt nhân toàn cầu còn giảm là vì "mỗi năm Nga và Mỹ tháo dỡ một số lượng nhỏ đầu đạn hạt nhân cũ đã ngừng hoạt động" của mỗi nước.

Tổng thống Lukashenko: Nga có thể đưa vũ khí hạt nhân chiến lược vào Belarus

Ông Ostern cảnh báo rằng nếu xu hướng bổ sung các đầu đạn hạt nhân mới không dừng lại, "tổng số vũ khí hạt nhân trên thế giới cũng sẽ sớm tăng trở lại, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh". Vào thời kỳ đỉnh điểm năm 1986, có hơn 70.000 vũ khí hạt nhân trên thế giới, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm.

Theo AFP, 8 nước hạt nhân chính thức là Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Triều Tiên và Pakistan, trong khi Israel được cho là có vũ khí hạt nhân không chính thức.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.