Cụ thể, trong quý 2 số người có việc làm trên 54 triệu người, tăng 29.900 người so với quý 1 và tăng 619.500 người so với cùng kỳ.
Trong khi đó, cả nước có 1.061.500 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, giảm 5.600 người so với quý 1 và 20.100 người so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm nhẹ còn 2,19%. Số người thất nghiệp dài hạn (12 tháng trở lên) chiếm gần 35% tổng số người thất nghiệp. Trong đó, riêng nhóm thanh niên số người thất nghiệp là 511.200, tăng nhẹ so với quý trước và chiếm trên 48% tổng số người thất nghiệp.
tin liên quan
Ngày 20.11 buồn của thạc sĩ sư phạm đi bán cáSố người thất nghiệp có trình độ ĐH và sau ĐH giảm xuống còn 126.900 người (chiếm tỷ lệ 2,47%) và giảm 15.400 người so với quý 1. Nhóm trình độ CĐ có 70.800 người thất nghiệp (chiếm 3,82%), giảm 18.000 người so với quý trước nhưng vẫn ở mức cao nhất. Nhóm trình độ sơ cấp nghề tăng nhẹ 3.500 người so với quý 1 với số lượng 23.600 người (chiếm 1,31%).
Tình trạng thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi giảm cả về số lượng và tỷ lệ so với trước đó. Cả nước có 677.000 lao động trong độ tuổi bị thiếu việc làm (tỷ lệ 1,43%), giảm 41.200 người so với quý 1. Số giờ làm việc bình quân một tuần của lao động thiếu việc làm là 24,32 giờ và bằng 53,7% tổng số giờ làm việc bình quân của lao động cả nước.
Cũng theo thống kê này, thu nhập của lao động làm công hưởng lương giảm nhẹ so với quý 1 nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, thu nhập bình quân mỗi tháng từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương là trên 5,6 triệu đồng. Lao động làm công hưởng lương có trình độ ĐH có thu nhập cao nhất với trên 7,8 triệu đồng/tháng, tiếp theo là nhóm có trình độ sơ cấp với trên 6,5 triệu đồng/tháng.
Bình luận (0)