Bệnh viện (BV) Nhi đồng TP.HCM cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn T.T (5 tuổi, ngụ H.Bình Chánh, TP.HCM) trong tình trạng bàn chân, lòng bàn chân có nhiều nốt đỏ to sần, dấu vết của ấu trùng di chuyển tạo ra những “đường hầm” dài ngoằn ngoèo.
tin liên quan
Suýt chết vì bị đầu rắn cắnCha mẹ cho biết trước đó đưa bé về quê ngoại ở Long An chơi. Sắp đến ngày về, ba bé thấy phía trên bàn chân bé có nhiều nốt to cộm lên. Sau đó, trên lòng bàn chân phải bỗng xuất hiện những vết ngoằn ngoèo như giun màu hồng nên đưa bé vào BV Nhi đồng TP.HCM khám.
Các bác sĩ chẫn đoán bệnh nhi mắc Hội chứng ban trườn hay Cutaneous Larva Migrans - ấu trùng da di chuyển. Đây là một bệnh nhiễm trùng da do ấu trùng giun móc từ mèo, chó và động vật khác. Con người có thể bị nhiễm ấu trùng này qua chân trần khi đi bộ, tiếp xúc trên bãi cát hoặc tiếp xúc với đất bị ô nhiễm phân động vật.
tin liên quan
Cha mẹ lơ là, con nghịch dại dẫn đến tai nạn đáng tiếcTheo bác sĩ, ấu trùng có thể xâm nhập thông qua nang lông, vết nứt da hoặc thậm chí da còn nguyên vẹn. Sau đó vài ngày đến vài tháng ấu trùng di chuyển dưới da tạo nên đường hầm rộng 3 - 5 mm. Triệu chứng thường gặp là ngứa, có thể nặng hơn vào ban đêm, ban đỏ hình dải vằn vèo hoặc hình lượn sóng, di chuyển kèm theo ngứa rất nhiều. Ấu trùng có thể lây lan theo thời gian, thường là khoảng 1 cm mỗi ngày (nhiễm khuẩn nặng có thể gây ra một số đường khác) thường xảy ra trên bàn chân và chân
Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu can thiệp điều trị sẽ rút ngắn được quá trình của bệnh bằng thuốc kháng giun sán đường uống và đường bôi tại chỗ. Triệu chứng ngứa sẽ giảm đáng kể trong vòng 24 - 48 giờ sau điều trị và tổn thương sẽ được giải quyết trong vòng một tuần. Khi có nhiễm trùng da thứ phát cần kết hợp với kháng sinh.
Bác sĩ khuyến cáo không cho trẻ chơi đùa nơi có phân chó, mèo. Rửa tay với xà phòng sau khi nghịch đất, cát hoặc sau khi chơi với chó mèo. Cần vệ sinh kỹ lưỡng khu vực có phân chó, mèo. Định kỳ cho trẻ tẩy giun...
Bình luận (0)