Tùy theo vị trí mà có hình thể khác nhau. Sỏi nằm ở bể thận, thường có hình tam giác, nếu sỏi nằm trong đài thận thì có hình bầu dục. Sỏi chiếm hết bể thận, đài thận là sỏi san hô.
* Vị trí của sỏi khá quan trọng vì nó quyết định các triệu chứng lâm sàng, diễn biến của sỏi thận và phương pháp điều trị.
- Sỏi nằm trong nhu mô thận thường bé, cố định và ít phát triển.
- Sỏi nằm trong đài thận thường gặp hơn, thường khu trú vào đài dưới, cố định, chỉ gây tổn thương ở một vùng thận.
- Sỏi bể thận hay gặp nhất và nguy hiểm nhất. Ở bể thận, nếu sỏi nhỏ dưới 6 mm và đường niệu quản không có hiện tượng hẹp hoặc không có dị dạng thì sỏi có thể xuống và ra được bằng đường tự nhiên. Nhưng thường sỏi vùng bể thận nằm lại tại chỗ và phát triển to ra theo hình thể bể thận tam giác hoặc đa giác.
* Các phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi thận hiện nay gồm:
- Tán sỏi ngoài cơ thể với sóng chấn động làm vỡ sỏi, không cần gây mê hay gây tê, được áp dụng với các sỏi thận dưới 2 cm.
- Tán sỏi thận qua da, bệnh nhân phải gây mê và có một vết rạch da vùng thận để tạo đường hầm xuyên da vào thận. Phương pháp này được áp dụng đối với các sỏi lớn vùng bể thận, đài thận.
- Tán sỏi thận nội soi ngược dòng qua đường niệu đạo nhờ máy nội soi mềm và nguồn năng lượng laser. Bệnh nhân được vô cảm bằng gây tê tủy sống hay gây mê.
- Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi thận, bệnh nhân được gây mê và có 3 hay 4 vết rạch da từ 5 - 10 mm vùng hông lưng.
- Mổ mở: bệnh nhân được gây mê, vết mổ ở vùng hông lưng dưới bờ sườn. Phương pháp này được áp dụng khi các phương pháp trên không thực hiện được.
Chuyên mục do Y - Nha khoa Vạn Phước (số 307F Nguyễn Văn Linh, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) tài trợ. Mọi thắc mắc về sức khỏe, bạn đọc có thể gửi email, thư tín về chuyên mục theo địa chỉ: [email protected], [email protected] hoặc Y - Nha khoa Vạn Phước để được giải đáp và tư vấn. |
ThS-BS Trương Minh Khoa
Chuyên khoa Ngoại tiết niệu - Nam khoa BVĐK Trung ương Cần Thơ; Phòng khám Ngoại tiết niệu - Nam khoa Y - Nha khoa Vạn Phước
Bình luận (0)