>> Hóa chất xóa mù ở chuột
>> Khám phá bí ẩn “thợ lặn” chuột chù nước
>> “Cưỡng chế” tiêu diệt chuột
>> Bẫy chuột, chết người
Trước năm 1990, kênh Tân Trụ còn trong, xanh; cá rô, cá chốt còn có thể sống được. Nhưng hiện nay, con kênh này hứng toàn bộ nước thải của khu vực sân bay Tân Sơn Nhất; các cơ sở làm bún, nhuộm vải và hàng trăm thứ “hầm bà lằng” của các hộ dân thông qua hệ thống ống cống dẫn ra kênh.
Dọc kênh Tân Trụ, nhiều hộ chăn nuôi heo, bò cũng góp phần “bức tử” con kênh bằng cách đổ phân thẳng xuống kênh.
|
Động vật có thể sống và “sống khỏe” tại đây chính là chuột. Chuột xuất hiện thành từng đàn; con nhỏ thì bằng nắm tay, to thi bằng bắp tay. Chuột bò từ đường cống, đường hầm cầu vào nhà dân “tàn phá”.
Ban đầu, để “chống chọi” với bầy chuột, nhiều hộ dân nghĩ ra cách lấy đá lớn chặn ống cống nhưng chỉ được một thời gian, chuột lại phá và tiếp tục quay vào nhà dân kiếm thức ăn, cắn phá đồ đạc.
Chịu không thấu, người dân lại tìm cách “sống chung với chuột”. Hằng đêm, họ để những chảo thức ăn dư thừa về phía bờ kênh để mời các “ông chuột” nhấm nháp. Chuột no sẽ "không thèm" vào nhà.
Ông Năm Ú chuyên bẫy chim về bán (nhà tại đường Cống Lở) kể, có một đêm chuột tấn công làm chết, bị thương gần 100 con chim sẻ.
Tại đoạn kênh Tân Trụ (đi qua khu phố 8), có người một đêm bắt được gần 10 kg chuột về cho trăn ăn...
|
|
|
|
|
|
|
Bài, ảnh: Phan Thảo
>> Nuôi chuột đồng: Nơi cấm, nơi chưa
>> Tử vong do bẫy chuột
>> Tụt quần tìm... chuột
>> Chợ chuột đất cảng
>> Xóm tro, xóm chuột cật lực kiếm tiền xài tết
Bình luận (0)