>> Người dân hoảng hốt xua đuổi voi rừng
>> Ảnh hai con voi rừng chết tại "thiên đường" Yok Đôn
>> Hai voi rừng chết do săn trộm
>> Hai voi rừng bị giết trộm lấy ngà
Trong khi đó, dự án bảo tồn để bảo vệ đàn voi rừng đang diễn ra ì ạch, cho dù xung đột giữa voi và người ngày càng căng thẳng với tần suất dày đặc.
Voi giết người xuất hiện
Mới đây, ngày 20.9, một con voi có cặp ngà lệch, nặng khoảng 6 tấn, xuất hiện xuất hiện tại xã Thanh Sơn (H. Định Quán) từ nửa đêm về sáng để phá hoại hoa màu và tìm thức ăn. Đây là con voi được xem là hung dữ nhất trong đàn voi rừng còn sót lại tại Đồng Nai. Sau khi bị xua đuổi, con voi xuống khu vực Suối Rưng kiếm thức ăn và lẩn vào rừng.
|
Bà Lý Thị Đậu (người dân xã Thanh Sơn) cho biết: “Vào tháng 11.2011, tại tiểu khu 1B Lâm trường I thuộc Công ty Lâm nghiệp La Ngà có một nhóm người lái 2 chiếc xe máy vào rừng bắt cá thì bị một con voi tấn công. Nạn nhân bị giẫm chết là anh Nguyễn Trần Vũ (26 tuổi, ngụ xã Thanh Sơn). Ngoài ra, con voi này đã nhiều lần dẫn đầu đoàn voi khoảng 10 con, thường xuyên ra các khu người dân canh tác hoa màu để phá ngô, khoai, mía của dân”. Còn ông Đặng Văn Nhơn, trưởng ấp 2, xã Phú Lý (H. Vĩnh Cửu) bức xúc nói: “Con voi này đã từng nhiều lần vào ấp, cuốn sập 3-4 căn nhà, lục lọi tìm gạo, muối để ăn và tấn công người. Khiến cho dân làng ở đây phải thay phiên nhau ngủ, để canh chừng voi. Nếu thấy voi xuất hiện, sẽ đánh kẻng báo động để bà con cùng thức dậy xua đuổi voi rừng”. Theo UBND xã Phú Lý (H.Vĩnh Cửu), nhiều lần voi vào tận nơi người dân ở, phá hoại hơn 20 ha bắp, mì, điều, xoài, gây thiệt hại hàng tỉ đồng của người dân.
Bảo tồn: Năm 2014 mới hoàn thành
Một cán bộ Hạt Kiểm lâm Định Quán cho biết, do những năm gần đây sinh cảnh sống của đàn voi bị thu hẹp, nguồn thức ăn khan hiếm nên tình trạng xung đột giữa voi và người ngày càng gay gắt. Vài năm trở lại đây, voi thường xuyên vào các khu vườn của người dân sống ở vùng đệm khu bảo tồn phá hoa màu, cây cối. Từ năm 2009 đến 2011, trên các cánh rừng của tỉnh Đồng Nai đã có 9 con voi chết. Các chuyên gia bảo tồn lo ngại, với đà suy giảm như hiện nay thì nguy cơ tuyệt chủng đàn voi rừng ở khu vực rừng Đồng Nai là rất cao. Đặc biệt, lo ngại nhất là việc xung đột giữa voi và người với mật độ dày đặc sẽ không kiểm soát được việc nhiều người chọc phá, đánh, xua đuổi voi, vừa ảnh hưởng đến voi, vừa nguy hiểm cho người dân. “Hiện nay, người dân khi phát hiện voi rừng xuất hiện, thường dùng các phương pháp truyền thống như tẩm dầu vào vải để đốt lửa đuổi voi, ném bình gas nhỏ gây nổ để voi sợ. Tuy nhiên, do sau mỗi lần xua đuổi, voi dần quen với các phương pháp này, nên từ từ mức độ hung hãn càng tăng lên, dễ dẫn đến việc truy đuổi, tấn công người”, cán bộ kiểm lân này nói.
Để chủ động phát hiện voi từ xa, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai đã lập nhiều chòi canh có độ cao 20 mét, cử người trực gác thường xuyên. Nếu phát hiện voi vào gần nhà dân sẽ dùng còi điện, đèn chiếu để xua đuổi voi. Tại H. Vĩnh Cửu, người dân đã lập hẳn 1 đội phản ứng nhanh với voi rừng. Đội này có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động dân không ra vườn, thăm rẫy vào buổi tối, không được đốt lửa đuổi voi để đề phòng cháy rừng, đồng thời khi phát hiện voi cần phải có giải pháp xua đuổi ngay để tránh thiệt hại cho người dân.
Theo ông Trần Văn Mùi, Giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, để bảo vệ đàn voi, Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt dự án hàng rào điện tử để bảo vệ voi với tổng số tiền đầu tư trên 9 tỉ đồng, dự kiến đến năm 2014 sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng. Cụ thể, hàng rào có chiều dài 30 km, sử dụng nguồn điện từ hệ thống pin năng lượng mặt trời hoặc điện lưới 220V. Khi voi đến gần, hàng rào này sẽ phát ra dòng điện từ 800 – 1.000V/ 10mA, làm điện giật voi nhưng không gây nguy hiểm cho người và động vật, mà mục đích để voi hoảng sợ rút vào rừng. Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ cắm 1.500 biển cảnh báo nguy hiểm và bố trí 8 cửa tại hàng rào để kiểm lâm và người dân có thể đi vào rừng thuận lợi.
Vào năm 2006, UBND tỉnh Đồng Nai đã có công văn số 8659/UBND-CNN xây dựng dự án bảo tồn voi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, xảy ra một thời gian dài tranh cãi về kinh phí bảo tồn do trung ương hay địa phương. Đến giữa năm 2012, đề án bảo tồn đàn voi mới được thực hiện trở lại. |
Kim Cương
Bình luận (0)