Còn ở Ý, các nhà khí tượng học đặt tên giai đoạn tiếp theo của đợt nắng nóng là Charon - ám chỉ người chèo đò chở linh hồn người chết trong thần thoại Hy Lạp.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), với nhiều vệ tinh theo dõi nhiệt độ trên mặt đất và trên biển, cảnh báo rằng Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Ba Lan đều phải đối mặt với các điều kiện khắc nghiệt.
Nhiệt độ có thể phá vỡ kỷ lục hiện tại của châu Âu là 48,3 độ C được ghi nhận ở Sicily vào tháng 8.2021.
Theo một nghiên cứu mới tập trung vào tác động của cái nóng khắc nghiệt của mùa hè, có tới 61.000 người có thể đã chết vì cái nóng ngột ngạt trên khắp châu Âu vào mùa hè năm ngoái.
Nhiệt độ kỷ lục dự kiến sẽ được ghi nhận ở các vùng phía nam châu Âu vào tuần tới.
Ông Joan Ballester, giáo sư tại Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona, cho biết Pháp đã học được một bài học từ đợt nắng nóng chết người năm 2003 mà những nước khác nên noi theo.
“Có những biện pháp tương đối rẻ, chẳng hạn như điều phối các tổ chức công cộng. Ngoài ra, thực hiện một cuộc điều tra dân số dễ bị tổn thương và điều phối họ qua các dịch vụ công là giải pháp tương đối ít chi phí, nhưng có những biện pháp tốn kém hơn nhiều, chẳng hạn như thiết kế lại các thành phố để cải thiện điều kiện nhà ở", ông Ballester cho hay.
Các bác sĩ cho biết nhóm người có nguy cơ cao nhất là những người nghèo lớn tuổi và đang có vấn đề sức khỏe.
Ông Angel Abad, làm việc tại Văn phòng phát triển bền vững của bệnh viện La Paz ở Madrid, cho biết: "Hầu hết đều có nền tảng kinh tế xã hội thấp và chúng tôi biết rằng trong những trường hợp này, những người không có máy điều hòa nhiệt độ dễ bị tổn thương hơn. Họ phải đối mặt với rủi ro cao hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn khi đến phòng cấp cứu".
Bình luận (0)