Quả là niềm mơ ước của bao người nhưng tác dụng phụ của nó không phải ai cũng biết.
Đi tới thẩm mỹ viện khám mụn, chị Hương (nhà ở quận 3, TP.HCM) được nhân viên tư vấn nên “xử lý” luôn những nếp nhăn ở đuôi mắt - nguyên nhân khiến chị trông già hơn chục tuổi. Công việc của chị từ trẻ là phải đọc nhiều giấy tờ, văn bản và chị có thói quen nheo mắt, nhăn trán. Chị còn nheo mắt khi cười, ra nắng cũng lười đeo kính râm nên vùng da mắt lão hóa, khô, nhăn và màu sậm, già hơn hẳn da các vùng khác. Dần dần, các vết hằn sâu thành rãnh nhăn, không loại kem nào có thể làm chúng biến mất, dù chị đã đầu tư rất nhiều tiền bạc và công sức.
Nghe cô nhân viên xinh như mộng tại thẩm mỹ viện trên đường 3-2 tư vấn, chỉ cần 2,5 triệu đồng (giá đang giảm sâu) cho một liều chích filler, những nếp nhăn vùng mắt sẽ biến mất trong khoảng 8 tháng. Lần sau tiếp tục làm, thời gian của thuốc sẽ hiệu nghiệm lâu hơn và sau khoảng 3 lần, có khi cả năm mới phải làm lại.
Bác sĩ T. - một người “nổi tiếng” trong giới thẩm mỹ tại TP.HCM, trực tiếp tiêm cho chị. Vừa làm, bác sĩ vừa trấn an: “Không sao đâu, tiêm xong là vết nhăn sẽ biến mất ngay”.
tin liên quan
Bác sĩ thẩm mỹ làm chết người bị phạt... 64 triệu đồngThực tế thì sao?
Niềm khấp khởi của chị Hương không kéo dài lâu vì vừa tiêm xong, nỗi đau chưa hết thì mắt chị đã nổi ngay 2 cục. Ngày hôm sau, mắt phải thâm xanh, cục sưng to hơn. Gọi cho thẩm mỹ viện, nhân viên tư vấn nói do mắt phải nhăn nhiều hơn nên bác sĩ tiêm nhiều hơn, vài hôm sẽ hết. Cô gái cũng nhắc chị trong tuần đầu không được cười, thuốc mới có tác dụng.
Kết quả: Nhiều ngày săm soi vết nhăn mắt, chị chỉ thấy cục bầm có chuyển vàng nhạt dần chứ những vết nhăn vẫn y nguyên. Chỉ 5 triệu của chị là tan thành mây khói. Gọi thẩm mỹ viện, cô nhân viên nói lỗi của chị là không “nhịn cười”. Chưa hết, sau chừng vài tháng, chị phát hiện mắt mờ dần. Đi khám tổng quát, đôi mắt 10/10 chị tự hào lâu nay chỉ còn 7/10. Giờ thì chị chỉ thầm mong số filler trong người mau tan biến hết. Nhưng chị đọc tài liệu, thấy người ta nói, những ca mù mắt do tiêm filler là không thể phục hồi, càng làm chị bấn loạn.
|
Khi nào filler mới có tác dụng thực sự?
Chị Giang (quận Tân Bình, TP.HCM) là một tình huống khác. Có 2 rãnh sâu giữa 2 chân mày nên chị luôn thấy chướng mắt những khi soi gương. Trong một lần nghe nhân viên của một bệnh viện thẩm mỹ tư nhân tư vấn, chị đồng ý tiêm filler với giá 10 triệu đồng. Kết quả là đường rãnh chỉ giảm rất ít trong thời gian 1 tháng, sau đó thì chúng trở về trạng thái ban đầu.
Theo PGS-TS Đỗ Quang Hùng - Trưởng khoa Giải phẫu thẩm mỹ - Bệnh viện Chợ Rẫy: Filler chỉ hiệu quả trong trường hợp nếp nhăn nông trung bì và không có tác dụng trong trường hợp của chị Giang vì đường rãnh quá sâu. Phương pháp hiệu quả là phải can thiệp bằng dao kéo. Tuy nhiên, bệnh nhân phải chấp nhận đánh đổi bằng vết sẹo giữa trán.
Ngoài công dụng xóa nhăn, xóa rãnh, filler còn được thổi phồng công dụng làm đầy mông, nở ngực cho những chị em muốn có cả “điện lẫn nước” đầy đủ. Chị Vũ Kh. (Q. 7, TP.HCM) - một nạn nhân của chất làm đầy chia sẻ tình trạng sốt 4 ngày nằm liệt sau khi tiêm filler loãng rẻ tiền tại nhà, vùng mông có những vết thâm như bị hoại tử da do những mũi kim tiêm để lại cho bạn bè cảnh giác. Phải mất 4 tháng, tình hình mới tạm ổn.
tin liên quan
Gọt hàm xong thì... đi cấp cứu: Bệnh nhân đã tử vongĐừng xem filler là “đũa thần”
Theo số liệu của Hiệp hội Thẩm mỹ Hoa Kỳ, năm 2010 có khoảng 1,8 triệu ca sử dụng filler. Đến năm 2016, con số này là 2,6 triệu ca. Trong số hàng triệu ca đó, dù đa số là an toàn, vẫn có những biến chứng không mong muốn. Nhiều nhất là các vụ kiện tụng về việc nhiễm trùng, hiếm hơn là những vụ khách hàng bị mù lòa do bác sĩ tiêm filler làm cho các mạch máu nuôi mắt bị chặn đứng hoặc chèn ép, dẫn tới biến chứng liên quan tới sức khỏe thị giác.
Giá của của filler trên thị trường VN khoảng vài triệu đến hàng chục triệu đồng/cc. Các loại filler được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt gồm: Restylane, Juvederm Vollure, Juvederm Volbella, Juvederm Voluma, Radiesse, Sculptra và Belotero. Tuy nhiên, trên thị trường cũng có nhiều loại filler trôi nổi.
Khảo sát của Hiệp hội Phẫu thuật chấn thương Hoa Kỳ cho thấy:
- 1.748 trường hợp thương tích do filler từ năm 2014 và 2016. Các biến chứng phổ biến nhất là sưng, nhiễm trùng, nổi cục u hoặc đau.
- 43% các ca liên quan tới tiêm filler vào má, và 30% vào môi.
- 0,01% các ca tiêm filler gây sưng da.
Vì sao filler gây mù mắt?
Các mạch máu quanh mắt và mũi có khuynh hướng gặp nguy hiểm nhất khi có chất lạ được bơm vào mặt, bởi vì các mạch máu này dẫn máu tới các mạch máu ở phía sau võng mạc mắt..
Theo bác sĩ Đỗ Quang Hùng: việc tiêm filler phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và tay nghề của bác sĩ, bởi không phải bác sĩ nào cũng đủ kiến thức để biết rõ loại filler nào phù hợp với vùng nào trên mặt và hiểu rõ tới từng mạch máu trên vùng đưa kim vào. Chỉ cần đâm kim trúng mạch máu nhỏ xíu hay “đổ bộ” lượng filler quá nhiều, quá gần mạch máu, gây chèn ép mạch là biến chứng có thể xảy ra.
Bình luận (0)