Sử dụng AI để khôi phục các văn bản Hy Lạp cổ đại

20/10/2019 22:29 GMT+7

DeepMind đã tạo ra một hệ thống AI nhằm hỗ trợ các học giả hiểu và tái tạo các văn bản Hy Lạp cổ đại rời rạc viết trên các phiến đá.

Theo TechCrunch, những văn bản được ghi trên đất sét, đá hoặc kim loại được người Hy Lạp cổ đại ghi lại cách đây 2.700 năm là nguồn vô giá cho lịch sử, văn học và nhân học. Nhưng theo thời gian, các vết nứt lẫn nhiều vấn đề khác đã làm chữ bị phai mờ, thiếu hoặc chứa nhiều biểu tượng gây khó cho việc tìm hiểu.
Nhiệm vụ tìm hiểu các văn bản nói trên tưởng chừng như khó khăn cho các học giả nhưng đã có thể giải quyết phần nào nhờ hệ thống mới được DeepMind - công ty trí tuệ nhân tạo thuộc sở hữu của Google - có tên gọi Pythia.
Trước tiên, nhóm nghiên cứu đã chuyển đổi bộ sưu tập chữ khắc Hy Lạp cổ đại lớn nhất thế giới thành văn bản mà hệ thống máy học có thể hiểu được. Từ đó, họ chỉ cần tạo ra một thuật toán để đoán chính xác các chuỗi chữ cái.
Sau đó, Pythia được đưa vào thử nghiệm khả năng phân tích để so sánh với các nghiên cứu sinh. Kết quả cho thấy, các nghiên cứu sinh đã nhận được khoảng 57% nội dung văn bản - một con số không tệ vì việc khôi phục văn bản Hy Lạp cổ đại là một quá trình dài và lặp đi lặp lại. Trong khi đó, Pythia nhận diện đúng 30%.
Mặc dù hệ thống không đủ tốt để thực hiện công việc này nhưng điều đó không quan trọng. Pythia dựa trên những nỗ lực của con người, và điều đó có nghĩa kết quả sẽ dần cải thiện với tỷ lệ hiểu văn bản trở nên tốt hơn trong tương lai. Nhìn chung, nó sẽ giúp các học giả hiểu tốt hơn về văn bản Hy Lạp cổ, dẫn đến tăng tốc độ và độ chính xác nội dung trong chúng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.