Công nghệ blockchain đang tạo thành xương sống của ngành công nghiệp tiền điện tử và nhanh chóng được các ngành truyền thống khác áp dụng khi tính hữu dụng của nó trở nên rõ ràng.
Sự phát triển của tiền điện tử kéo theo công nghệ blockchain được quan tâm |
AFP |
Nhưng không phải tất cả blockchain đều hoạt động theo cùng một cách bởi chúng có các tính năng khác nhau, với một số công khai và một số riêng tư. Vậy sự khác biệt giữa blockchain công khai và riêng tư là gì?
Blockchain là gì?
Blockchain là một sổ cái bất biến của các khối dữ liệu được phân phối giữa nhiều nút hoặc thiết bị trong một mạng. Điều này cho phép dữ liệu được phân quyền, không có ai có thẩm quyền nắm giữ tất cả thông tin trong mạng hoặc cấp quyền trên mạng. Những người đam mê blockchain khen ngợi công nghệ này vì đã tăng mức độ riêng tư và tính minh bạch của nó.
Công nghệ blockchain được biết đến nhiều nhất với việc sử dụng trong thế giới tiền điện tử. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng bởi các công ty như Microsoft và Amazon. Bây giờ, hãy nói về sự khác biệt và cách sử dụng của blockchain công khai và riêng tư.
Blockchain công khai
Là blockchain có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai. Cả Bitcoin và Ethereum đều sử dụng blockchain công khai, bên cạnh các tiền điện tử khác như Algorand, Monero và Tezos. Đối với blockchain công khai, bất kỳ ai cũng có thể xem dữ liệu được lưu trữ trên blockchain để đảm bảo tính minh bạch được cung cấp bởi loại công nghệ này.
Bitcoin là tiền điện tử sử dụng blockchain công khai |
AFP |
Tuy nhiên, không ai trong mạng có thể thay đổi dữ liệu này. Blockchain công khai là bất biến, có nghĩa khi dữ liệu đã ở đó, nó sẽ không thể bị xóa.
Blockchain công khai hoàn toàn phi tập trung, vì vậy không có một nhóm hoặc cá nhân nào được ủy quyền kiểm soát toàn bộ mạng lưới. Đây là lý do tại sao rất nhiều người thích blockchain công khai, vì các công ty công nghệ lớn sử dụng các hệ thống tập trung và thường xử lý sai dữ liệu người dùng.
Blockchain riêng tư
Là blockchain được sử dụng bởi các tổ chức muốn lưu trữ dữ liệu của họ một cách an toàn hơn, đồng thời đảm bảo rằng không phải ai có thể truy cập vào dữ liệu. Một blockchain riêng tư chỉ có thể truy cập được đối với các bên được ủy quyền. Quyền này được cấp bởi bên có thẩm quyền của blockchain hoặc quản trị viên mạng - điều không xảy ra đối với blockchain công khai.
Blockchain riêng tư ít sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử mà hướng đến các mạng kinh doanh nội bộ nhiều hơn. IBM là một trong những công ty lớn tạo ra blockchain riêng tư cho khách hàng. Công ty cũng phát triển blockchain cấp phép, vốn kết hợp giữa công khai và riêng tư. Blockchain cấp phép liên quan đến khả năng hạn chế của người dùng và quyền truy cập vào dữ liệu cho những ai xác minh danh tính của họ trước.
Blockchain riêng tư không hoàn toàn tập trung vì có một bên có quyền kiểm soát sổ cái và người truy cập. Bản thân sổ cái cũng không hoàn toàn bất biến vì nó nằm trên một blockchain công khai. Trong khi blockchain công khai có một coin hoặc token, blockchain riêng tư không cần đến chúng do có số lượng nút thấp hơn. Điều này dẫn đến một blockchain riêng tư không yêu cầu nhiều sức mạnh tính toán để hoạt động như một blockchain công khai, do đó chúng thường thân thiện với môi trường hơn.
Nhưng như blockchain công khai, danh tính thực sự của các nút trên một blockchain riêng tư luôn được bên có thẩm quyền biết. Một cá nhân cần có danh tính để có quyền truy cập vào mạng, vì vậy vào thời điểm họ bắt đầu xác minh các giao dịch hoặc xem sổ cái, danh tính của họ đã được mạng lưới nắm rõ.
IBM tạo ra blockchain riêng tư dành cho doanh nghiệp này |
AFP |
Do blockchain riêng tư không được phân quyền hoàn toàn, chúng sẽ mất điểm khi nói đến bảo mật. Điều này vì một cá nhân có khả năng thay đổi dữ liệu khối có thể làm sai lệch hệ thống hoạt động có lợi cho họ.
Bởi vì bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào blockchain công khai nên tội phạm mạng có thể tham gia mạng với mục đích có hại mà không cần sự cho phép. Điều này ít xảy ra hơn trên blockchain riêng tư do việc xây dựng blockchain và tổng quan về mạng được quản lý bởi cơ quan duy nhất.
Sự tương đồng giữa hai công nghệ
Blockchain công khai và riêng tư có một số điểm chung. Thứ nhất, cả hai đều yêu cầu các nút riêng lẻ đạt được sự đồng thuận để xác minh các khối. Tuy nhiên, trong khi blockchain riêng tư có số lượng nút thấp hơn, nhiều nút vẫn được yêu cầu để giữ an toàn cho dữ liệu.
Ngoài ra, mọi nút trên blockchain công khai và riêng tư đều có quyền truy cập vào toàn bộ sổ cái mạng. Các yếu tố này tạo thành xương sống của công nghệ blockchain, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chúng có mặt trong cả hai loại blockchain.
Vai trò của hai công nghệ
Mặc dù phần lớn các blockchain nổi tiếng là công khai, nhưng điều này không có nghĩa là các blockchain riêng tư không quá quan trọng. Cả hai blockchain này đều có thể mang lại lợi ích to lớn trong các tình huống khác nhau, với các tính năng của chúng cung cấp cho người dùng các đặc quyền và nhược điểm khác nhau.
Trong mọi trường hợp, có vẻ như việc sử dụng công nghệ blockchain đang gia tăng và chúng ta có thể thấy nó sẽ thay thế nhiều công nghệ truyền thống hơn trong tương lai gần.
Bình luận (0)