Ấn Độ trong tư cách nước chủ nhà (do hiện đảm trách cương vị chủ tịch đương nhiệm luân phiên G20) chắc chắn đã ý thức được ngay từ đầu là việc rất khó thông qua tuyên bố chung sau hội nghị ngoại trưởng.
Kết cục cuối cùng nhiều khả năng sẽ là không có được tuyên bố chung như ở cuộc gặp của bộ trưởng tài chính trước đó, hoặc thông qua được tuyên bố chung nhưng chỉ với những nội dung cụ thể như ở cuộc gặp cấp cao của nhóm này hồi năm ngoái ở Bali (Indonesia).
Mỹ, EU và các thành viên cùng phe trong G20 muốn biến khuôn khổ diễn đàn này thành mặt trận đối địch Nga nhằm cô lập Nga về chính trị và gây khó khăn cho nước này trên những phương diện khác. Phe này muốn việc lên án và trừng phạt Nga chi phối chương trình nghị sự của G20.
Trong khi đó, Ấn Độ chủ trương dành ưu tiên hàng đầu của nhiệm kỳ chủ tịch cho những vấn đề thiết thực hơn đối với những nước đang phát triển và chậm phát triển như chống biến đổi khí hậu hay chuyện xóa hoặc giảm nợ cho các nước nghèo. Ngoài ra, đa số thành viên G20 không muốn để cho Mỹ và các thành viên cùng phe trong G20 biến khuôn khổ diễn đàn này thành công cụ và chiến địa để xử lý các mối quan hệ của họ với Nga và Trung Quốc.
G20 không ra được tuyên bố chung vì bất đồng về vấn đề Ukraine
Sự phân hóa như thế này trong nội bộ G20 sẽ bộc lộ càng ngày càng thêm rõ chứ khó nhanh chóng khắc phục. Vai trò và ảnh hưởng của cả G20 vì thế khó có thể được tăng cường.
Bình luận (0)