Quyết định do Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM Trần Thế Thuận ký ngày 18.8, quy chế có hiệu lực từ ngày 22.8.
Theo đó, quy chế áp dụng với công chức, viên chức chính thức và tập sự, nhân viên hợp đồng, các huấn luyện viên, vận động viên và văn nghệ sĩ ký hợp đồng làm việc, đào tạo (gọi chung là công chức, viên chức và người lao động) của Sở này và các đơn vị trực thuộc.
Theo Đoan Trường, quy chế này cũng là một cách “nhắc nhở” các nghệ sĩ hoạt động tự do khi ra nước ngoài |
NSCC |
Tại chương 2, điều 11 - Về trách nhiệm, nghĩa vụ của công chức, viên chức và người lao động được cử, cho phép đi nước ngoài, quy chế yêu cầu người đi nước ngoài: có trách nhiệm “thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân VN khi ở nước ngoài, chấp hành các quy định pháp luật của nước sở tại”; có nghĩa vụ “chấp hành pháp luật VN và pháp luật của quốc gia (vùng lãnh thổ) khi đi nước ngoài, giữ gìn hình ảnh quốc gia, hình ảnh dân tộc khi ở nước ngoài”, “báo cáo ngay cho lãnh đạo Sở VH-TT và thủ trưởng phòng, đơn vị quản lý nếu không thực hiện chuyến đi hay ở lại nước ngoài quá thời gian quy định”.
Hiện các đơn vị trực thuộc Sở này có thể kể đến: Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP.HCM, Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Nhà hát Kịch thành phố, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Trung tâm Ca nhạc nhẹ thành phố, các bảo tàng và trung tâm triển lãm...
Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt theo nghi thức tế lễ Tiểu cung đình triều Nguyễn
Sáng 26.8, tại Di tích Lịch sử Văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt (Q.Bình Thạnh), ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TPHCM long trọng tổ chức Lễ giỗ lần thứ 190 Tả quân Lê Văn Duyệt theo nghi thức tế lễ Tiểu cung đình triều Nguyễn.
Tham dự Lễ giỗ Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt ngày Tiên thường có Bí thư Thành Uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ, Giám đốc CA TP.HCM Lê Hồng Nam cùng các lãnh đạo Sở, ngành và UBND Q.Bình Thạnh.
TP.HCM tổ chức lễ giỗ nhằm tưởng nhớ các vị tiền nhân đã có công mở mang bờ cõi, xây dựng, gìn giữ đất nước |
QUỲNH TRÂN |
Với truyền thống của dân tộc ta là Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, TP.HCM tổ chức lễ giỗ nhằm tưởng nhớ các vị tiền nhân, anh hùng liệt sĩ, nhân dân đã có công mở mang bờ cõi, xây dựng, gìn giữ đất nước. Từ đó, nhằm giáo dục cho các thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ biết hướng về cội nguồn dân tộc, đồng thời bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa dân tộc.
Năm nay, Lễ giỗ Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt đặc biệt được thực hiện theo nghi thức tế lễ Tiểu cung đình triều Nguyễn. Các nghi thức được cử hành theo phong cách hoàng cung dành cho các vị khai quốc công thần. Lễ phẩm cúng giỗ gồm trà, rượu, trầu cau, bánh Gia Định xưa cùng các vật phẩm trái cây Nam bộ, các loại hoa quả được kết thành hình long- mã - phụng cùng các món ăn đặc trưng phương Nam.
Trong 3 ngày giỗ (tiên thường, chánh giỗ, hậu thường), Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt đón khách thập phương đến dâng hương, tham quan và đặc biệt là thưởng thức hát bội - loại hình nghệ thuật được Đức Tả quân rất yêu thích lúc sinh thời.
Kiến nghị rạp được chiếu phim sau 0 giờ
Theo nội dung kiến nghị, 4 hệ thống rạp cho rằng Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính từ 5 - 10 triệu đồng với hoạt động chiếu phim sau 0 giờ đã và đang hạn chế cơ hội thưởng thức các tác phẩm điện ảnh tại rạp của một bộ phận khán giả. Các nhà rạp cũng cho rằng quy định kể trên khiến DN điện ảnh gặp khó khăn trong việc vận hành các suất chiếu phim muộn, chưa phù hợp với xu thế, thực tiễn phát triển điện ảnh hiện nay. Vì thế, 4 DN điện ảnh mong muốn Thủ tướng chỉ đạo xem xét bãi bỏ quy định nói trên, đưa rạp chiếu phim vào danh sách các DN hoạt động kinh tế đêm, trong bối cảnh Nghị định 38/2021/NĐ-CP đang ở giai đoạn sửa đổi, bổ sung và dự kiến thông qua vào tháng 11 tới.
Khán giả mua vé tại rạp chiếu phim ở TP.HCM |
P.C.T |
Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho hay đã tiếp nhận kiến nghị từ các DN điện ảnh và đang trong quá trình nghiên cứu, đề xuất với Bộ VH-TT-DL về nội dung cụ thể. Ông Vi Kiến Thành đánh giá: “Đề xuất này phù hợp với những tỉnh, TP đang triển khai, phát triển kinh tế đêm. Việc các rạp chiếu phim hoạt động sau 0 giờ được kỳ vọng sẽ kích thích tiêu dùng, hoạt động giải trí và đặc biệt thu hút khách du lịch. Nhưng với đề xuất khung giờ, suất chiếu phim cuối cùng, cần được cân nhắc kỹ lưỡng vì còn liên quan rất nhiều vấn đề về quản lý an ninh, trật tự công cộng. Vấn đề này cần được báo cáo lên Chính phủ, sau đó Chính phủ sẽ có ý kiến chỉ đạo”.
Tổ chức Kỷ lục châu Á công bố chính thức 11 kỷ lục mới của Việt Nam
Theo tin từ Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), Tổ chức Kỷ lục châu Á chính thức xác lập lần III (năm 2022) các kỷ lục châu Á mới về ẩm thực đặc sản Việt Nam theo bộ tiêu chí kỷ lục ẩm thực, đặc sản châu Á.
Theo đó, các tỉnh phía Nam có nhiều ẩm thực đặc sản được công nhận kỷ lục châu Á mới lần này cho nhóm món ăn gồm: Gỏi sầu đâu (An Giang); Gỏi cá trích Phú Quốc (Kiên Giang); Lẩu mắm U Minh (Cà Mau); Các món ăn từ sen (Đồng Tháp); Các món ăn từ cá thát lát (Hậu Giang); Các món ăn từ dừa (Bến Tre). Miền Trung có các món ăn từ cá ngừ đại dương (tỉnh Phú Yên) được xác lập cùng 2 đặc sản thiên nhiên và 2 đặc sản quà tặng thuộc các tỉnh bạn.
Gỏi sầu đâu là đặc sản nức tiếng của vùng đất An Giang |
VIETKINGS |
Kỷ lục châu Á về đặc sản thiên nhiên xướng tên “nữ hoàng” của xứ sở trái cây Vĩnh Kim là Vú sữa Lò Rèn và Tỏi Lý Sơn, đã tạo nên thương hiệu riêng gắn liền với hai vùng đất này.
Về Kỷ lục đặc sản quà tặng của Việt Nam có Yến sào Khánh Hòa và Rượu sim Phú Quốc. Tổ yến là loại sản phẩm dinh dưỡng giá trị cao trong giá trị ẩm thực Việt Nam. Vào thời xưa, đây là món ăn cao quý, sang trọng được sử dụng trong các buổi tiệc trong cung đình, từ đó mà từ “yến tiệc” đã được hình thành.
Tỏi là đặc sản nổi tiếng của vùng đảo Lý Sơn vừa nhận được kỷ lục châu Á mới, là đặc sản thiên nhiên được người dân Lý Sơn trồng trên nền thổ nhưỡng đặc biệt cùng kinh nghiệm lâu đời của bà con nên mang lại hương vị rất riêng khác hẳn với tỏi được trồng ở nơi khác.
Người dân Thanh Hóa hào hứng lần đầu tiên tham gia lễ hội khinh khí cầu
Sáng 27.8, UBND TP.Thanh Hóa đã khai mạc lễ hội khinh khí cầu, tổ chức tại quảng trường Lam Sơn (TP.Thanh Hóa).
Sau lễ khai mạc, hàng trăm người dân, du khách đã được trải nghiệm bay khinh khí cầu, kéo dài từ 7 giờ 30 đến 9 giờ cùng ngày.
Theo kế hoạch, lễ hội khinh khí cầu diễn ra từ ngày 27 - 28.8, vừa phục vụ người dân, du khách tham quan, vừa phục vụ trải nghiệm thực tế bay khinh khí cầu.
Hàng ngàn người dân, du khách tham gia lễ hội khinh khí cầu sáng 27.8 |
MINH HẢI |
Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công, và Quốc khánh 2.9, UBND TP.Thanh Hóa còn tổ chức trình diễn hoa đăng khinh khí cầu kết hợp âm nhạc vào tối ngày 27.8; Chương trình văn nghệ với chủ đề “Việt Nam gấm hoa”; trình diễn và hòa tấu nhạc cụ dân tộc; chương trình nghệ thuật dành cho thiếu nhi; giao lưu, biểu diễn nhảy hiện đại, nhảy Zumba. Các sự kiện kéo dài từ tối ngày 28.8 đến 2.9.
Bình luận (0)