4 dấu hiệu căng thẳng vì công việc và cách chống lại nó

21/11/2019 13:47 GMT+7

Điều quan trọng là điều chỉnh ngay khi bạn nhận ra các dấu hiệu căng thẳng do công việc vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe , sự nghiệp mà còn tác động tiêu cực đến đời sống riêng.

Amanda Augustine, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp của TopCV, chia sẻ rằng 59% người lao động ở Anh bị stress vì ông việc, gây thiệt hại hàng tỉ đô la. Cô Amanda Augustine nói trên womenshealthmag: “Trung bình, một nhân viên ở Vương quốc Anh dành tổng cộng 82.068 giờ làm việc trong suốt cuộc đời, tương đương với 3.420 ngày làm không ngừng nghỉ. Trong khoảng thời gian đó, chúng ta có thể sẽ chỉ có 4% thời gian dành cho đối tác hoặc gia đình hơn là với các đồng nghiệp. Đây là sự thật phũ phàng nhưng cho thấy sự cần thiết phải quan tâm nhiều đến lựa chọn nghề nghiệp để chúng ta hài lòng với 82.068 giờ quý giá đó”.
Hãy chú ý nhận ra các dấu hiệu và nhận thức được những căng thẳng đang diễn ra tại nơi làm việc trước khi nó dẫn đến kiệt sức nghề nghiệp.

4 dấu hiệu căng thẳng liên quan đến công việc

1.Bỏ qua giờ nghỉ trưa
Bạn quên ăn trưa hoặc cố nhồi nhét bữa trưa ở bàn làm việc có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề hơn là gây khó tiêu. Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng dành thời gian nghỉ ngơi làm giảm căng thẳng, tăng năng suất, cải thiện sức khỏe và sự tập trung, nhưng khi bạn đang stress, bạn có thể cảm thấy bản thân không thể nghỉ ngơi được.
2.Cảm thấy thiếu ngủ
Kiệt sức vào cuối ngày nhưng đến giờ ngủ, tâm trí bạn vẫn chạy đua với những suy nghĩ về công việc? Nghe quen quen thì có vấn đề rồi đó.
Nếu bạn thấy tâm trạng xuống hẳn vào tối chủ nhật, cần nghiêm túc rà lại công việc.
4.Liên tục nghĩ về công việc
Dù cuối tuần, bạn vẫn mở máy xem email công việc, hay đi chơi với bạn bè và gia đình mà cứ lôi công việc ra nói chuyện thì có vẻ việc làm đang chiếm cuộc sống của bạn. Điều đó không tốt cho sức khỏe tí nào.

Vậy làm sao để chống lại căng thẳng liên quan đến công việc?

1.Lập danh sách ưu tiên
Đặt cho mình những mục tiêu và tạo danh sách ưu tiên những việc cần hoàn thành, những điều muốn hoàn thành và những nhiệm vụ không gấp. Ứng dụng như Wunderlist hoặc Todoist giúp bạn khá nhiều. Đặc biệt, cô Amanda chia sẻ với womenshealthmag: “Hãy ra xác định thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày và sử dụng nó để giải quyết dự án hoặc nhiệm vụ đòi hỏi suy nghĩ nhiều nhất”.
2.Trao bóng cao su
Với danh sách ưu tiên ở trên, hãy chuẩn bị bỏ một số việc hoặc chuyển chúng cho người khác. Nguyên nhân căng thẳng có thể vì bạn đã gom quá nhiều việc và không có đủ thời gian để hoàn thành hết.
“Hãy coi mỗi ưu tiên là một quả bóng mà bạn đang tung hứng. Một số được làm bằng thủy tinh, và số khác là cao su. Xác định “quả bóng” nào dội lên chứ không vỡ nếu chúng bị rơi và xem xét ủy thác nó cho các thành viên khác trong đội của mình”, cô Amanda nói trên womenshealthmag.
3.Nói chuyện với sếp
Căng thẳng liên quan đến công việc khiến các doanh nghiệp Anh phải trả hàng tỉ đô la mỗi năm do mất năng suất. Tránh việc đó bằng cách thành thật với người quản lý về cảm giác của bạn và xem họ có thể làm gì để giúp đỡ. Nên có một cuộc trò chuyện cởi mở để giải thích các tình huống khiến bạn căng thẳng nhất. Mục tiêu không phải nhằm khiếu nại mà là hợp tác để cho ra kế hoạch giúp bạn quản lý các yếu tố gây stress hiệu quả hơn.
4.Sắp xếp không gian làm việc
Bừa bộn gây căng thẳng nên hãy dọn dẹp ngăn nắp chỗ ngồi nhé. Ngoài ra, thêm cây xanh vào môi trường làm việc là ý hay. Điều này đã được chứng minh là giảm căng thẳng, hạ huyết áp và tăng cảm giác tích cực.
5.Ưu tiên chăm sóc bản thân
Mặc dù công việc bận rộn, nhưng hãy nỗ lực làm những việc bạn thích và cảm thấy vui. Thực hành một số hoạt động giảm căng thẳng, tăng cường endorphin như tập thở, hoạt động thể chất hoặc thiền, theo womenshealthmag.
6.Thiết lập ranh giới giữa cuộc sống và công việc
Điều này nói dễ hơn làm, nhưng việc thiết lập ranh giới rõ ràng là điều bắt buộc nếu bạn muốn có cuộc sống ý nghĩa và toàn vẹn. Cách hay là chặn các liên hệ công việc khi dành thới gian cho sở thích, gia đình, bạn bè, người yêu…
7. Cân nhắc đổi việc
Nếu bạn đọc hết danh sách này và không thấy bất kỳ đề xuất nào có thể giúp giải tỏa căng thẳng trong công việc thì có lẽ đã đến lúc thay đổi. Khi tìm việc mới, hãy dành thời gian nghĩ về những điều mong muốn để tránh dẫm vào vết xe đổ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.