4 dấu hiệu 'tố cáo' con bạn đang bị rối loạn ăn uống

23/08/2019 13:46 GMT+7

Dấu hiệu của rối loạn ăn uống ở trẻ có thể rất đa dạng. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện bệnh thường bắt đầu từ vấn đề tâm lý.

Những dấu hiệu thường thấy của rối loạn ăn uống ở trẻ gồm:

Thay đổi cân nặng bất thường

Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ tăng cân theo đúng trình tự phát triển, tùy thuộc vào độ tuổi của các em. Thế nhưng, nếu các bé không tăng cân, thậm chỉ còn sụt cân thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn ăn uống, Reader’s Digest dẫn lời bác sĩ dinh dưỡng người Mỹ Stacey Rosenfeld.
Thông thường, một trong những dấu hiệu nhận diện rối loạn ăn uống ở thiếu niên và người trưởng thành là sụt cân nghiêm trọng. Với trẻ em và trẻ vị thành niên, rối loạn ăn uống có thể xuất hiện khi các em không tăng cân nhanh tương xứng với tăng chiều cao, các chuyên gia cho biết.
Tránh các bữa ăn gia đình
Các bữa ăn gia đình có thể khuyến khích thói quen ăn các món lành mạnh cho trẻ. Tuy nhiên, những trẻ đang bị rối loạn ăn uống có thể luôn tìm cách để tránh các bữa ăn gia đình như vậy.
Cụ thể, các em sẽ không muốn ăn chung với các thành viên trong gia đình mà thường muốn ăn chung với bạn bè. Nhiều bé có biểu hiện là không muốn ăn những món trước đây mà mình từng thích.
Một dấu hiệu khác là bọn trẻ có xu hướng quá quan tâm và ám ảnh bởi số lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn, chẳng hạn phàn nàn về thức ăn quá nhiều hay quá ít.
Cảm thấy tội lỗi khi ăn
Rối loạn ăn uống có nhiều loại khác nhau, từ việc chán ăn do tâm lý đến hành động lạ là giấu thức ăn trong phòng riêng và bí mật ăn khi không có người nào xung quanh. Một dang rối loạn ăn uống khác cũng đáng chú ý là bệnh bulimia, các chuyên gia cho biết, theo Reader’s Digest.
Trong trường hợp trẻ giấu thức ăn trong phòng riêng thì dấu hiệu nhận biết là trẻ tăng cân nhanh dù mọi người xung quanh không thấy các em ăn nhiều. Với bệnh bulimia, người mắc sẽ sợ bị tăng cân và xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa khi ăn, lạm dụng thuốc nhuận tràng, có cảm giác tội lỗi mỗi khi ăn, theo các chuyên gia cho biết.
Thay đổi thái độ kỳ lạ
Trẻ tự thu mình hoặc dễ cáu giận, tự tìm cách cô lập mình về mặt xã hội. Chẳng hạn, các em sẽ từ chối lời mời đi ăn chung với bạn bè hoặc không muốn tham gia các hoạt động xã hội dù trước đây là người vui vẻ, hòa đồng, theo Reader’s Digest.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.