Nhưng khi nói đến tình trạng thiếu hụt kẽm, điều này lại không đúng. Thực tế, hầu hết những người thiếu kẽm thậm chí không biết được điều đó.
tin liên quan
Người khoái ăn hàu cần biết những điều nàySau đây là 5 dấu hiệu thiếu kẽm mà bạn có thể chưa biết, theo trang tin Women’s Health.
Da bạn chưa bao giờ tệ hơn
6% kẽm trong cơ thể nằm ở da bạn. Và xét đến việc khoáng chất này giúp giảm tình trạng viêm, tiêu diệt vi khuẩn và tăng cường hấp thu các vitamin A và E, không lạ gì khi mức kẽm thấp được ghi nhận làm tăng rủi ro nổi mụn trứng cá.
Cảm cúm là “định chuẩn”
Không có đủ mức kẽm, hệ miễn dịch của chúng ta không thể vận hành hiệu quả. Kết quả là một hệ thống miễn dịch bị suy yếu và thời gian lành bệnh kéo dài lâu hơn, theo Women’s Health.
tin liên quan
Vì sao hạt bí đỏ trở thành 'siêu thực phẩm' cho đàn ông?Khó chợp mắt
Bạn có thể từng nghe nói đến melatonin (tức hoóc môn giúp bạn ngủ). Nhưng bạn có thể không biết rằng kẽm đóng một vai trò lớn trong việc sản sinh và điều hòa chất này.
Nghiên cứu cho thấy một viên bổ sung kẽm (vốn cũng chứa melatonin và magnesium) giúp cải thiện đáng kể những triệu chứng trên.
Rụng tóc “khí thế”
Kẽm có vai trò thiết yếu khi nói đến sức khỏe tóc, do nó chịu trách nhiệm giữ cho cấu trúc protein của các nang tóc được khỏe mạnh. Thực tế, một tuyến giáp “lờ phờ” (tình trạng được chứng minh có liên quan đến rụng tóc) là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang không hấp thu đủ kẽm, theo Women’s Health.
Thường xuyên hắt hơi và thở khò khè
Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phóng thích các histamine trong máu, một sự hiện diện quá mức có thể dẫn đến sự gia tăng nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng (như phấn hoa, bụi bặm…) và một sự gia tăng các triệu chứng như sổ mũi, sưng tấy và nổi mẩn đỏ, theo Women’s Health.
Những thực phẩm chứa kẽm là: ngũ cốc, mầm lúa mì, hạt bí ngô, hạt vừng, thịt, động vật có vỏ, hạt bí thường, trái cây, các loại rau, sô cô la đen, rau chân vịt, nấm, các loại hạt.
Bình luận (0)