Đó là thông tin được PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang, Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam, cho biết ở buổi trao đổi chuyên môn trong triển khai Chương trình đào tạo y khoa liên tục vừa được tổ chức ở TP.HCM.
Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang, trong số người có bệnh tăng huyết áp, chỉ khoảng 30% được tiếp cận điều trị và khoảng 10% trong số này được điều trị đến nơi đến chốn, đạt hiệu quả.
Theo các bác sĩ, nhiều người không biết mình có bệnh là do nhiều yếu tố như: bệnh diễn tiến thầm lặng (không có các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt...); không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế; do khả năng chuyên môn của các bác sĩ, cơ sở y tế trong chẩn đoán...
Tăng huyết áp là một trong những bệnh mạn tính không lây (gồm: tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch...), được coi là "bệnh thời đại", là gánh nặng của các quốc gia, xảy ra nhiều trong những năm qua, có liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, công việc...
GS-TS Nguyễn Lân Việt - Phó chủ tịch thường trực Hội Tim mạch Việt Nam, cho biết Chương trình đào tạo y khoa liên tục do Hội phối hợp với các đơn vị tổ chức kéo dài từ 2019 - 2021, nhằm huấn luyện, đào tạo cho các bác sĩ của nhiều tỉnh thành trong nước để nâng cao chuyên môn về chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch thường gặp (như: tăng huyết áp; động mạch vành, suy tim...).
Trước đó, chương trình lần đầu thực hiện (từ 2016 - 2018) đã đào tạo cho 2.000 bác sĩ của nhiều tỉnh, thành.
Dịp này, Hội Tim mạch học Việt Nam tiếp tục cung cấp nhiều thông tin trên trang web www.01minh.com, để người dân, nhân viên y tế tiếp cận thông tin về bệnh lý tim mạch...
Bình luận (0)