6 thói quen xấu làm chậm quá trình trao đổi chất, gây tăng cân

18/03/2019 15:30 GMT+7

Trao đổi chất là quá trình cơ thể chuyển đổi thức ăn và đồ uống thành năng lượng.

Trao đổi chất về cơ bản là các quá trình hóa học, nhằm duy trì sự sống thông qua việc đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.
Năng lượng cần thiết cho các quá trình hóa học. Tốc độ trao đổi chất cơ bản chính là lượng năng lượng tối thiểu mà cơ thể cần để thực hiện các quá trình hóa học này. Và tốc độ trao đổi chất cơ bản này chiếm 40 - 70% nhu cầu năng lượng hằng ngày của cơ thể.
Khi quá trình trao đổi chất chậm, nghĩa là tốc độ trao đổi chất cơ bản thấp. Và sự trao đổi chất chậm có thể dẫn đến tăng cân, khô da, rụng tóc, cơ thể cứng đờ và đau đầu, theo Reader’s Digest.
Sau đây là những nguyên nhân phổ biến làm chậm quá trình trao đổi chất.

1. Thiếu ngủ

Ngủ quá ít, không ngủ đủ giấc ảnh hưởng đến hoóc môn kiểm soát quá trình trao đổi chất và năng lượng. Ngoài ra, nó gây ra kháng insulin và tăng mức độ đường trong cơ thể.
Chúng ta dễ dàng nhận ra không ngủ đủ giấc sẽ bị uể oải và thiếu năng lượng. Nghĩa là lượng calo cơ thể tiêu hao trong ngày giảm xuống, và dần dần gây nên tăng cân, theo Reader’s Digest.
Hãy cố gắng ngủ đủ giấc, uống một tách trà thảo dược trước khi đi ngủ có thể giúp chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.

2. Tập thể dục quá ít

Hăng say tập thể dục hằng ngày giúp tăng sự trao đổi chất. Thực tế, các bài tập luyện với tạ cung cấp thêm nhiều lợi ích. Nếu không tập thể dục đủ, cơ thể sẽ trải qua những tác động ngược lại.
Rèn luyện sức khoẻ có thể làm tăng khối lượng cơ và làm tan lượng chất béo, mỡ thừa trong cơ thể.
Nếu ngồi suốt ngày bên bàn làm việc, sẽ hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất.
Tốt nhất là nên đứng lên đi lại, làm vài động tác vận động sau mỗi 30 phút ngồi.

3. Thiếu nước

Mọi quá trình diễn ra trong cơ thể đều phụ thuộc vào nước. Nước là thành phần quan trọng nhất trong hầu hết các phản ứng hóa học trong cơ thể. Nếu cơ thể bị mất nước, không bộ phận nào có thể hoạt động tốt được.
Và, sự thiếu hụt nước cuối cùng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất. Do đó, nên uống đủ nước.
Nghiên cứu cho thấy uống khoảng 500 ml nước, có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 30%.

4. Thiếu chất dinh dưỡng

Khi cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, khả năng tạo năng lượng của cơ thể bị suy giảm.
Nếu cắt giảm lượng calo nạp vào cơ thể quá nhiều, cơ thể sẽ bị đói, khiến cho tốc độ trao đổi chất bị chậm lại, do cơ thể phải cố gắng giữ nhiên liệu càng nhiều càng tốt.
Nếu muốn giảm cân, việc kiểm tra lượng calo đưa vào cơ thể là rất quan trọng. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên cắt giảm khoảng 200 kcal mỗi ngày để giảm cân an toàn và đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, cần đảm bảo cơ thể có đủ chất dinh dưỡng như kẽm, selen, magiê và sắt, theo Reader’s Digest.

5. Ăn sáng gần giờ ăn trưa

Sau suốt thời gian ngủ không có chất dinh dưỡng, quá trình trao đổi chất cần một bước khởi động nhỏ.
Để cho động cơ đốt cháy calo của bạn hoạt động, hãy ăn sáng trong vòng 1 giờ sau khi thức dậy hoặc thậm chí tốt hơn, trong vòng 15 phút.

6. Không uống cà phê

Nghiên cứu cho thấy uống cà phê chứa caffein có thể gây ra sự gia tăng tạm thời nhưng đáng kể sự trao đổi chất. Chất caffeine được hấp thụ vào máu rất nhanh, tăng tốc nhịp tim và tăng cường trao đổi chất. Vì vậy, hãy tận hưởng một tách vào buổi sáng và ngay cả vào buổi chiều. 3 - 5 tách cà phê mỗi ngày có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, theo Reader’s Digest.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.