Ăn gì khi bị đau dạ dày?

29/07/2017 08:55 GMT+7

Chuối. Đây là thực phẩm thân thiện với dạ dày, bởi chuối có khả năng trung hòa hàm lượng a xít trong dịch dạ dày, đồng thời giảm nguy cơ viêm, sưng phồng đường ruột.

Bên cạnh đó, chuối còn chứa kali giúp giảm huyết áp cao, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, chất pectin trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.
Thực phẩm thô. Gạo lứt, nếp, các loại đậu, bắp, một số hạt có chất béo như hạt điều, hạt bí, mè... có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày. Theo các chuyên gia y tế, thực phẩm thô chứa nhiều chất xơ, sinh tố, chất khoáng, các sinh tố nhóm B rất cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Không những thế, hạt thô còn có nhiều chất chống ô xy hóa quan trọng có tác dụng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.
Táo. Theo trang Prevention, vỏ táo chứa nhiều pectin - một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan và giãn nở khi gặp nước, nên có thể thúc đẩy hoạt động của dạ dày và ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn.
Tôm cá. Do tôm cá chứa nhiều kẽm - chất cần thiết để chữa lành vết loét dạ dày, do đó cần ưu tiên khi bị đau dạ dày. Không chỉ giàu kẽm, tôm cá còn chứa nhiều đạm, và can xi nên rất tốt cho sức khỏe nói chung.
Bắp cải. Theo một số nghiên cứu, bắp cải không chỉ giàu chất xơ mà còn là loại thực phẩm tốt dành cho bệnh nhân đau dạ dày. Trong bắp cải có chứa các chất dinh dưỡng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa, đặc biệt vitamin U giúp nhanh chóng làm lành vết loét ở thành dạ dày.
Thực phẩm chứa vitamin C. Nhiều người nghĩ rằng khi bị đau dạ dày nên tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Thế nhưng, thật ra vitamin C là một sinh tố cần thiết cho sức khỏe và có tác dụng tốt bảo vệ thành mạch. Không chỉ vậy, vitamin C còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn H.Pylori - là nguyên nhân thường gặp gây viêm, loét dạ dày. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày giúp phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Vitamin C không chỉ có trong những trái cây chua như chanh, cam... mà nó còn có nhiều trong những trái cây ngọt như đu đủ, dưa hấu, ổi... cũng như trong nhiều loại rau cải như bông cải trắng, bông cải xanh, măng tây, giá, hành tây, ớt chuông, rau dền.

tin liên quan

Vì sao nên ăn sữa chua?
Sữa chua được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng có thể thúc đẩy sức khỏe tổng thể. Sữa chua cũng giúp giảm nguy cơ bệnh tim, loãng xương...
Sữa chua. Những người bị loét dạ dày, tá tràng thường được khuyến cáo kiêng tất cả các thức ăn chua vì sợ làm tăng lượng a xít, khiến viêm loét nặng hơn. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, sữa chua có ích trong việc phòng và chữa bệnh dạ dày. A xít lactic (được chuyển hóa từ sữa chua) có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn H.Pylori. Ngoài ra, các vi khuẩn lên men trong sữa chua sẽ bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, tiết ra chất kháng sinh, tăng cường miễn dịch tại chỗ, qua đó kìm hãm sự phát triển của H.Pylori.
Khoai lang, khoai tây. Hai loại củ này chứa hàm lượng tinh bột khá cao, sau khi tinh bột xâm nhập vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành glucose giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày rất hiệu quả.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.