Theo một nghiên cứu mới từ Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona (ISGlobal) cho thấy: ánh sáng màn hình màu xanh từ các thiết bị thông minh có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và tuyến tiền liệt.
tin liên quan
Phát hiện ung thư qua xét nghiệm nước tiểuTrang Medicaldaily dẫn nghiên cứu mới do một nhóm nghiên cứu quốc tế của Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona (ISGlobal) đã báo cáo mối liên quan giữa việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm và việc tăng nguy cơ phát triển ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Trong nghiên cứu, hơn 4.000 người ở 11 vùng khác nhau của Tây Ban Nha, với 1.219 ca ung thư vú, 623 ca ung thư tuyến tiền liệt được xem xét cho thấy có sự gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể (do tiếp xúc với ánh sáng màn hình ban đêm) có thể góp phần vào sự tăng trưởng của khối u. Ánh sáng nhân tạo, thường có nguồn gốc từ điện thoại thông minh và đèn LED màu trắng, chứa thành phần ánh sáng màu xanh lam lớn hơn.
"Các ca làm việc ban đêm, tiếp xúc với ánh sáng ban đêm và gián đoạn sinh học có thể làm tăng nguy cơ ung thư phụ thuộc vào hoóc môn", các tác giả viết. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), các công việc liên quan đến ca đêm là "có thể gây ung thư" cho người lao động.
Có bằng chứng chỉ ra mối liên quan giữa việc phơi nhiễm ánh sáng nhân tạo vào ban đêm, sự gián đoạn nhịp sinh học, và ung thư vú và tuyến tiền liệt. Với nghiên cứu này, những người tham gia tiếp xúc với mức độ ánh sáng xanh cao hơn có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn 1,5 lần và tăng gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt khi so sánh với người ít tiếp xúc. Vào năm 2017, một nghiên cứu tương tự từ Trường Y Harvard (Mỹ) cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm và ung thư vú ở những y tá làm ca đêm.
Yếu tố quan trọng là melatonin - hoóc môn được tạo ra bởi tuyến tùng giúp cơ thể biết khi nào nên ngủ và thức dậy. Tiến sĩ Martin Aubé, giáo sư vật lý tại Cégep de Sherbrooke ở Canada, cho biết: “Cường độ và bước sóng của ánh sáng nhân tạo, đặc biệt trong quang phổ màu xanh, có thể làm giảm sự sản xuất và bài tiết melatonin”.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Quan điểm sức khỏe môi trường ngày 23.4 vừa qua.
Bình luận (0)