TS-BS Tăng Hà Nam Anh:
Ở người bình thường, đốt bàn ngón cái và các đốt của ngón cái nằm trên một đường thẳng. Với những người đi giày mũi nhọn, gót cao thường xuyên, đường thẳng này không còn thẳng nữa do sự biến dạng của ngón cái. Cụ thể là trên đường thẳng ấy, tại nơi tiếp giáp giữa đốt một của ngón cái và đốt bàn ngón, sẽ thấy nhô ra một cục trông giống như “củ hành”. “Củ hành” này lúc đầu nhỏ và không gây đau đớn nhiều, nhưng về sau nếu liên tục mang giày bít mũi, nó sẽ to ra, gây đau rát, khó chịu. Vùng da tại nơi đó có thể đỏ, rộp, trầy xước hay phỏng nước ở vị trí tiếp xúc. Cùng với sự phát triển về kích thước, lớp da bao bọc ngoài “củ hành” cũng đồng thời dày lên và chai cho đến một ngày “củ hành” ấy làm cho khớp bàn ngón bị thoái hóa và ngón cái không còn ở vị trí bình thường nữa mà y khoa gọi là chứng ngón cái vẹo ngoài.
tin liên quan
Bác sĩ ơi: Gan nhiễm mỡ từ mức độ nào thì nên uống thuốc?Bệnh gan nhiễm mỡ từ mức độ nào trở lên thì nên uống thuốc điều trị để tránh nguy cơ bệnh gan diễn tiến nặng hơn? ([email protected]).
Trên thực tế, bệnh lý vẹo ngón cái do giày mũi nhọn, gót cao dễ khắc phục và không ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại, vận động nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh ở mức độ nặng, người bệnh không thể đi lại được do quá đau đớn, phẫu thuật tạo hình lại ngón cái là chỉ định gần như bắt buộc.
tin liên quan
Bác sĩ trò chuyện: Đừng để xét nghiệm rồi… lo!Không ít lần tôi nhận các câu hỏi từ bạn bè, những thắc mắc về kết quả các xét nghiệm nhận được cũng như phương thức điều trị mà bác sĩ đưa ra, và bỗng dưng 'lợn lành thành lợn què' sau khi được điều trị.
Bình luận (0)