Ngoài thuốc, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và có một lối sống tốt là những điều cơ bản cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?
Đường huyết trong cơ thể được kiểm soát bởi insulin, được sản xuất bởi tuyến tụy. Sản xuất không đủ insulin có thể gây ra bệnh tiểu đường. Tình trạng bệnh có thể được kiểm soát nhưng trong hầu hết các trường hợp, nó kéo dài suốt đời. Lượng đường trong máu cao có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Dưới đây là cách bệnh tiểu đường loại 2 có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, theo Times of India.
Da
Các vấn đề về da ở bệnh nhân tiểu đường là do các mạch máu bị tổn thương. Nó có thể gây ra sắc tố da. Trên thực tế, các mảng sẫm màu trên tay và chân thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường. Nó không gây đau đớn nhưng có thể được nhận thấy một cách dễ dàng.
Tim
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bạn theo nhiều cách, bao gồm cả đau tim.
Chân
|
Tổn thương dây thần kinh trong bệnh tiểu đường có thể gây ra cảm giác ngứa ran và tê ở bàn chân, đây cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Tình trạng này làm cứng các mạch máu, dẫn đến lưu thông máu kém.
Vì vậy, không nên bỏ qua tình trạng tê chân thường xuyên và phải đi kiểm tra ngay.
Mắt
Bệnh tiểu đường có thể gây ra thị lực kém và mất thị lực trong trường hợp nghiêm trọng. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị nhiễm trùng mắt cao hơn. Các mạch máu trong võng mạc có thể bị tổn thương, gây đau đớn cho mắt.
Thận
Thận là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất với tình trạng này. Lượng đường trong máu cao thậm chí có thể gây suy thận, khiến bạn phải chạy thận hoặc cấy ghép thận, theo Times of India.
Bình luận (0)