Bỗng dưng một ngày bác sĩ bảo phải 'chạy thận', vì sao?

17/03/2020 00:25 GMT+7

Nhiều người đang nghĩ mình khỏe mạnh bình thường, bỗng một ngày đi khám bệnh, được bác sĩ yêu cầu phải chạy thận .

Điều gì đã xảy ra?

Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể có chức năng loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa, cân bằng nước và khoáng chất trong máu, kiểm soát huyết áp và giúp sản xuất các tế bào hồng cầu.
Nếu thận không thể thực hiện một trong những chức năng này, có nghĩa là thận đã bị tổn thương và bị suy.
Sau đây chúng ta phải tìm hiểu xem điều gì gây ra suy thận, triệu chứng và cách điều trị, theo Boldsky.

Suy thận là gì?

Thận có vai trò lọc máu và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Khi thận mất khả năng loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể, sẽ dẫn đến suy thận.
Theo Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ, khi 85 - 90% chức năng thận không còn hoạt động bình thường, có nghĩa là đã bị suy thận. Suy thận là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính.

Nguyên nhân gây ra suy thận

• Vấn đề về đường tiểu
Khi cơ thể không thể loại bỏ nước tiểu, độc tố bắt đầu tích tụ trong cơ thể và làm cho thận quá tải. Các chứng bệnh ngăn cản việc đi tiểu là sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, cục máu đông trong đường tiết niệu và các dây thần kinh kiểm soát bàng quang bị tổn thương.
• Lưu lượng máu đến thận thấp
Lưu lượng máu đến thận thấp cũng có thể gây suy thận.
Một số chứng bệnh ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến thận gồm cơn đau tim, mất nước, bệnh tim, suy gan, nhiễm trùng huyết, huyết áp cao và bị dị ứng nghiêm trọng.

Những nguyên nhân khác gây suy thận là:

• Quá tải chất độc do nhiễm độc kim loại nặng
• Nhiễm trùng cục máu đông trong và xung quanh thận
• Lupus
• Viêm ống dẫn tinh
• Viêm cầu thận
• Một số loại kháng sinh
• Bệnh tiểu đường
• Thuốc hóa trị
• Bệnh da xơ cứng
• Hội chứng tan huyết tăng ure máu
• Xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, theo Boldsky.

Triệu chứng suy thận

• Lượng nước tiểu ít
• Sưng phù chân, mắt cá chân và bàn chân
• Khó thở không có lý do
• Mệt mỏi quá mức
• Suy nghĩ không rõ ràng, hay nhầm lẫn
• Buồn nôn
• Hôn mê
• Co giật
• Đau ở ngực
• Đau bụng
• Tiêu chảy
• Sốt
• Chảy máu cam
• Nôn
• Giảm cân

Các yếu tố nguy cơ của bệnh suy thận

• Tiểu đường
• Hút thuốc
• Béo phì
• Bệnh tim
• Huyết áp cao
• Tiền sử gia đình mắc bệnh thận
• Biến chứng suy thận
• Bệnh về xương
• Bệnh tim
• Thiếu máu
• Giảm ham muốn tình dục
• Tổn thương hệ thần kinh trung ương
• Khả năng miễn dịch thấp

Biện pháp phòng ngừa

• Duy trì lối sống lành mạnh
• Thường xuyên kiểm tra chức năng thận
• Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và huyết áp cao, theo Boldsky.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.