Can thiệp đặt stentgraft động mạch chủ bụng để cứu bệnh nhân

23/06/2019 20:31 GMT+7

Lần đầu tiên, một bệnh nhân vừa mắc chứng hẹp mạch vành vừa phình động mạch chủ bụng đã được các y bác sĩ tại cứu sống bằng can thiệp đặt stentgraft động mạch chủ bụng dưới màn hình DSA.

Ngày 23.6, TS.BS Hồ Anh Bình, Phó trưởng Khoa Cấp cứu - Tim mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết lần đầu tiên, một bệnh nhân vừa mắc chứng hẹp mạch vành vừa phình động mạch chủ bụng đã được các y bác sĩ tại cứu sống bằng can thiệp đặt stentgraft động mạch chủ bụng dưới màn hình DSA.
Bệnh nhân là ông P.Đ.M (65 tuổi, trú tại P.Vỹ Dạ, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) có tiền sử tăng huyết áp, điều trị thường xuyên, khởi bệnh gần 2 tháng nay với các triệu chứng đau bụng, đau ngực, sờ thấy khối phồng đập theo nhịp tim dưới thành bụng, ấn vào không đau.
Qua khám tại Khoa Cấp cứu - Tim mạch can thiệp, các bác sĩ đã phát hiện khối phình động chủ bụng lớn và hẹp 2 nhánh động vành.
Căn cứ vào tình trạng bệnh nhân, TS.BS Hồ Anh Bình (Trưởng Kíp Can thiệp) cùng các bác sĩ trong khoa hội chẩn đề ra chiến lược điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Sau đó, bệnh nhân được nong và đặt 2 stent ở động mạch vành phải và động mạch liên thất trước. Khi tình trạng bệnh lý mạch vành ổn định, bệnh nhân sẽ được tiến hành can thiệp khối phình động mạch chủ bụng.
Đến ngày 21.6, sau khi đặt 2 stent ổn định, bệnh nhân được can thiệp đặt stentgraft động mạch chủ bụng dưới màn hình DSA. Đây là kĩ thuật khó đòi hỏi sự chính xác và kinh nghiệm cao của bác sĩ can thiệp.
Sau 2 giờ can thiệp, bệnh nhân có huyết động ổn định sức khỏe đang dần hồi phục, hiện đang được tiếp tục theo dõi tại phòng bệnh nặng của Khoa Cấp cứu - Tim Mạch can thiệp.
Theo TS.BS Hồ Anh Bình, bệnh lý động mạch chủ thường gặp ở người trên 60 tuổi đặc biệt trên các bệnh nhân có tiền căn hút thuốc lá, tăng huyết áp, tiểu đường.
Bênh thường có diễn tiến âm thầm không triệu chứng rõ rệt trong nhiều năm, chỉ phát hiện ra khi bệnh nhân tình cờ đi khám bệnh hoặc do các triệu chứng của các cơ quan lân cận bị ảnh hưởng như đau bụng, đau lưng, thấy một khối phình ở bụng đập theo nhịp mạch...
Tỉ lệ mắc bệnh phình động mạch chủ ở Mỹ khoảng 2-9%, tỉ lệ vỡ khối phình khoảng 4,4/100 000 dân.
Hiện nay chưa có số liệu chính thức ở Việt Nam nhưng số lượng ca phát hiện thì càng nhiều, tỷ lệ tử vong cao. Những trường hợp vừa bệnh lý phình động mạch chủ vừa có bệnh lý động mạch vành nặng thì tỉ lệ tử vong còn cao hơn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Với kinh nghiệm triển khai kĩ thuật can thiệp động mạch chủ hơn 5 năm, trên 20 trường hợp đã được can thiệp, TS.BS Hồ Anh Bình cho biết: Với cách điều trị truyền thống là mổ hở thay đoạn động mạch chủ bị tổn thương bằng 1 ống ghép vật liệu nhân tạo PTFE, bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn và nguy hiểm do cuộc mổ kéo dài, thời gian nằm viện lâu, nhiều biến chứng sau mổ.
Việc áp dụng kỹ thuật Stent-Graft trong điều trị bệnh lý động mạch chủ là một bước đột phá của nền y học hiện đại giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện và hiệu quả vượt trội so với phương pháp phẫu thuật truyền thống.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.