Cha mẹ từng bị ngược đãi có xu hướng 'làm khó' con cái?

07/09/2017 10:01 GMT+7

Các nhà nghiên cứu nhận thấy tuổi thơ của một người càng chịu nhiều bất hạnh bao nhiêu thì có thể con cái của họ sẽ gặp nhiều rắc rối bấy nhiêu, theo NBC News .

Ảnh hưởng sâu nặng từ cha mẹ sang con
Những hành động như: đánh đập, la hét và bỏ bê con cái có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, cha mẹ có thể phá vỡ vòng tròn lẩn quẩn này nếu họ nhận được sự giúp đỡ đúng cách.
Theo lời của Anne Marie Conn, một nhà nghiên cứu tại Đại học Trung tâm Y khoa Rochester (Mỹ), những bậc cha mẹ đã từng bị ngược đãi có xu hướng dùng những hình phạt thể xác đối với con cái. Không chỉ vậy, bà Conn còn nói thêm rằng thậm chí đánh đòn nhẹ bằng tay cũng có thể gây phản tác dụng lên cách hành xử của con.

Nhóm nghiên cứu của bà Conn đã phỏng vấn 62 phụ huynh trong một bệnh viện, để tìm hiểu tuổi thơ của họ đã ảnh hưởng như thế nào tới cách họ nuôi dạy con cái.
Kết quả cho thấy có một mối liên hệ mật thiết giữa việc các bậc cha mẹ có tuổi thơ bị ngược đãi nhiều với việc con cái của họ gặp nhiều rắc rối trước 5 tuổi.
Những hành động ngược đãi bao gồm: xúc phạm trong lời nói và thể xác, bỏ bê về mặt tình cảm và vật chất, lạm dụng tình dục. Các trường hợp rối loạn chức năng gia đình thì bao gồm: những hành vi tội phạm, cha mẹ li hôn, vấn đề tâm thần của cha mẹ hoặc người chăm sóc và các hành vi bạo lực. Và trong số những đứa con của họ, 72% đã phải trải qua ít nhất là một lần bị ngược đãi khi còn nhỏ.
Các bậc cha mẹ không phải không biết việc này, bà Conn nhấn mạnh: “Khi chúng tôi phỏng vấn các bậc cha mẹ, họ nhận thức được chính những trải nghiệm quá khứ đã ảnh hưởng đến cách dạy dỗ con cái của họ”.

Nên và không nên làm gì?
Bà Conn cho biết có một bài kiểm tra cho thấy những niềm tin sai lệch được hình thành do quá trình trải nghiệm các hình phạt về thể xác, sự bỏ bê về mặt tình cảm và sự yêu cầu quá mức của con cái từ phía cha mẹ. Một số niềm tin có thể dẫn đến cách nuôi dạy trẻ không phù hợp như: chiều con bằng cách bế con lên mỗi khi con khóc; cho con quá nhiều sự tự do; con có được mọi thứ quá dễ dàng; con ngoan là phải luôn vâng lời cha mẹ; khóc là dấu hiệu của sự yếu đuối ở các bé trai; trẻ con nên được giám sát chứ không nên được lắng nghe; trẻ khóc chỉ để gây sự chú ý; trẻ cắn người khác cần phải bị cắn lại để biết cảm giác mà nó gây ra cho người khác; nếu bạn yêu thương con mình thì bạn phải đánh vào mông chúng khi chúng phạm lỗi; trẻ nên an ủi khi cha mẹ buồn; khi cha mẹ vắng nhà, con trai cần phải trở thành trụ cột gia đình; trẻ nên biết khi nào thì cha mẹ đang mệt mỏi…
Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ cảm thấy được quan tâm và yêu thương, dù cho luật lệ mà cha mẹ đặt ra có khắt khe, thì cũng có thể thay đổi được cục diện vấn đề. Bà Conn cho biết bác sĩ nhi khoa không nhất thiết phải can thiệp vào “luật lệ” mà cha mẹ đặt ra cho con của họ.
“Nếu đánh đòn là một hình thức mà họ coi trọng, đừng bao giờ nói hình thức đó là sai”, mà tốt hơn hết là thuyết phục họ điều chỉnh lại hành vi. Theo các chuyên gia tâm lý, đánh đòn là có hại khi làm theo cảm xúc. Hình phạt được lên kế hoạch trước sẽ tốt hơn là làm chỉ vì đang nổi nóng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.